Mô hình trồng cây ca cao xen cây dừa đạt hiệu quả kinh tế cao
Trong đó có một mô hình kinh tế ít tốn công chăm sóc mà cho thu nhập cao, đó là trồng cây ca cao xen với dừa Xiêm.
Ông Sang chăm sóc ca cao.
Chúng tôi đến thăm vườn ca cao xen dừa của nông dân Nguyễn Thanh Sang, ngụ ấp Giáp Nước được trồng cách đây 8 năm, được ông cho biết, trong một lần tham quan các mô hình phát triển kinh tế cho hiệu quả cao tại huyện Chợ Gạo, ông thấy hai loại cây này dễ trồng và mang lại thu nhập cao.
Năm 2007, ông quyết định đốn bỏ vườn cam sành, quýt đường cho năng suất thấp và bắt đầu trồng cây ca cao xen với dừa Xiêm, trong đó cây ca cao là chủ lực.
Hiện nay, với gần 6.000m2 đất, ông Sang trồng 500 cây ca cao và 120 cây dừa.
Ông cho biết:
"Cây ca cao và dừa là hai loại cây ít tốn công chăm sóc, nhưng để đạt hiệu quả cao, người trồng cần tưới nước, bón phân đầy đủ, sau mỗi lần thu hoạch ca cao phải cắt tỉa bớt những cành khô cằn, để tập trung dinh dưỡng cho trái phát triển; riêng đối với cây dừa Xiêm, thường xuyên vệ sinh, phun thuốc phòng trừ bọ cánh".
Nhờ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc phù hợp, vườn cây ca cao xen dừa xiêm của ông Sang cho năng suất cao, mỗi năm, ông thu hoạch khoảng 11 tấn trái ca cao, bán với giá dao động từ 4.000 - 6.000 đồng/kg và 15.000 trái dừa Xiêm, giá bán bình quân 4.000 đồng/trái.
Năm 2014, ông Sang thu lãi gần 120 triệu đồng từ mô hình trồng trọt này.
Ngoài ông Sang, xã Phước Thạnh còn một vài hộ đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khá hơn nhờ trồng cây ca cao xen cây dừa.
Điển hình như: Ông Nguyễn Văn Tuấn, ngụ ấp Giáp Nước trồng gần 400 cây ca cao và 130 cây dừa Xiêm, trung bình mỗi tháng, ông thu lãi 9 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết:
"Với thổ nhưỡng phù hợp, kỹ thuật trồng đúng cách, mô hình trồng cây ca cao xen với cây dừa của các nông dân ở ấp Giáp Nước trong thời gian qua đạt hiệu quả kinh tế khá cao; thời gian tới, Hội sẽ tổ chức cho những nông dân có nhu cầu học tập mô hình trồng trọt này.
Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện vay vốn cho các nông dân có nhu cầu mở rộng diện tích trồng trọt ca cao xen dừa và mở các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng trọt cho nông dân."
Related news
Ngày 20-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa). Người dân ĐBSCL hy vọng đây là giải pháp khắc phục tình trạng lúa hàng hóa ùn ứ trong dân, giá lúa sụt giảm khi vào vụ thu hoạch đông ken.
Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.
Qua nhiều năm, ông Võ Văn Vân (KP. Đông, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An - Bình Dương) thử nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau từ trồng cây ăn trái, đến chăn nuôi… nhưng đều không mang lại hiệu quả. Chỉ khi quyết định nuôi cá tai tượng, ông mới thực sự thoát nghèo.
Trong tháng 2/2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ở nước ngọt và nước lợ) toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt hơn 570 ha, tăng 11,2% so cùng kỳ năm trước.
Cá bống bớp là loài cá nước lợ, thuộc họ cá bống đen, thân hình trụ tròn, mắt nhỏ, mõm tầy, có nguồn dinh dưỡng cao, giá trị xuất khẩu lớn. Cá bống bớp đã được nhiều địa phương tổ chức nuôi song đến nay chỉ có vùng nuôi mặn lợ của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) là nuôi được cá bống bớp với quy mô lớn. Nghề nuôi cá bống bớp ở Nghĩa Hưng khởi phát từ xóm Chùa, xã Nghĩa Thắng khoảng trước năm 1990. Mặc dù điều kiện tưới tiêu nước ở đây chưa được quy hoạch nhưng năng suất nuôi cá bống bớp đã đạt 4 - 6 tấn/ha…