Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau). Tác nhân gây hại chủ yếu là virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Huyện Năm Căn hiện có trên 25.600 ha đất nuôi trồng thủy sản, trong đó có trên 105 ha nuôi tôm công nghiệp và gần 420 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống, tôm rừng và nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2014 này diện tích nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Năm Căn sẽ tiếp tục tăng và tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi có chiều hướng phức tạp hơn. Vì vậy, ngành chuyên môn sẽ chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và triển khai chính sách hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi thủy sản để khôi phục vùng sản xuất bị thiên tai, dịch bệnh. Phối hợp với cơ sở tăng cường công tác hoạt động giám sát, nhằm có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi có vấn đề phát sinh.
Related news

Nhà máy chế biến sơ ri Nichirei Suco Acerola (của Công ty TNHH MTV Nichirei Suco Việt Nam) khởi công xây dựng ngày 17-7 tại xã Bình Nghị (Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đánh dấu sự khởi đầu mới cho vùng nguyên liệu sơ ri Gò Công.

Tại các vùng trồng nhiều như Chí Linh, Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dương)... các tiểu thương mua nhãn quả với giá 15-20 nghìn đồng/kg (tùy loại), cao gấp đôi so với năm ngoái.

Ngày 23.7, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại hai xã Phú Kiết và Hòa Tịnh thuộc huyện Chợ Gạo.

Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức.

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?