Mô Hình Nuôi Gà J-Dabaco Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, qua gần 3 năm triển khai, đến nay có thể khẳng định giống gà J-Dabaco rất phù hợp với điều kiện, khí hậu của Đắk Nông, có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống gà địa phương, được nông dân hưởng ứng, nhân rộng.
Theo đó, trong năm 2013, Trung tâm đã triển khai được 30 mô hình nuôi gà J-Dabaco tại địa bàn các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp, Đắk Song, Đắk Glong và Krông Nô.
Nhiều gia đình tham gia mô hình đã xác nhận nuôi giống gà này cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như từ tháng 9/2013, gia đình chị Ninh Thanh Thủy ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) nuôi 100 con gà giống J-Dabaco.
Qua gần 3 tháng chăm sóc, hiện chị đã xuất bán gà với giá 80.000 đồng/kg, trừ chi phí còn thu lãi hơn 50.000 đồng/con. Gia đình chị Dương Xuân Mùi ở thôn Tân Lập, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) sau khi nuôi thử nghiệm thấy hiệu quả đã mở rộng thêm chuồng trại để tăng đàn với quy mô khoảng 500 con, với kế hoạch một năm nuôi 4 lứa thu lãi 100 triệu đồng.
Related news

Đợt nắng nóng kéo dài vừa qua đã khiến huyện Bảo Yên (Lào Cai) thiệt hại 720 ha ngô. Trong đó: 481,2 ha ngô bị thiệt hại từ 30% - 70%; 238,8 ha ngô bị thiệt hại trên 70%. Các xã có diện tích bị thiệt hại nhiều là: Điện Quan (90,4 ha), Kim Sơn (86,8 ha), Bảo Hà (91 ha), Việt Tiến (33 ha)…

Đến nay, năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều gia tăng và cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nhằm chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa lớn để hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.

Ngày 23/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã nhập gần 30 triệu giống cây các loại.

Do tình hình thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ lúa Hè Thu, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ được 298.857 ha, đạt 99,23% kế hoạch, đã thu hoạch được 87.845 ha, đạt 29,39% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân ước đạt 58,8 tạ/ha.

Những năm qua tỉnh An Giang luôn chú trọng xây dựng và hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”. Trong suốt quá trình thực hiện, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu; kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tham gia mô hình; vận động nông dân hợp tác sản xuất theo các HTX hoặc THT để liên kết với doanh nghiệp.