Bón phân NPKSilic cho năng suất lúa tăng 14%
Vụ Mùa năm 2015, TP đã thực hiện mô hình trên cây lúa bộ sản phẩm NPKSilic có bổ sung Silic và vi lượng dạng Chelate tại xã Minh Quang, Ba Vì (2 mẫu), xã Dị Nậu và Hương Ngải, Thạch Thất (15.400m2), thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa (1ha).
Qua thực tế khảo nghiệm trên đồng ruộng, kết quả cho thấy, việc bón phân NPKSilic giúp cây lúa phát triển xanh khỏe, tăng hấp thu chất dinh dưỡng.
Năng suất đạt từ 60,6 - 68 tạ/ha, tăng khoảng 7 tạ/ha (tương ứng 14%) so với sử dụng phân bón NPK thông thường.
Hạch toán thu chi, người nông dân lãi thêm khoảng 198.000 đồng/sào.
Related news
Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.
Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?
Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.
Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.
Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.