Phát huy tiềm năng vườn cây ăn quả ở Gò Công Tây

Là huyện nằm trong vùng ngọt hóa Gò Công, Gò Công Tây đang tích cực phát huy hiệu quả mạng lưới kênh rạch dẫn ngọt, rửa phèn, cải tạo đất đai, phục vụ sản xuất của hệ thống để phục vụ mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, giúp nông dân khai thác tốt lợi thế lao động, đất đai ổn định cuộc sống.
Ngoài dừa là cây trồng truyền thống phù hợp thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn ven biển trong đó có Gò Công Tây, địa phương còn tích cực khuyến nông chuyển đổi sản xuất, khuyến khích nông dân cải tạo đất đai, lập vườn trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế ở những nơi có điều kiện thuận lợi, tiến tới hình thành những vùng chuyên canh tạo ra nguồn nông sản hàng hóa dồi dào và có giá trị kinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đáng chú ý, huyện Gò Công Tây đang triển khai có kết quả dự án xen canh ca cao trong vườn dừa ở các xã trọng điểm: Vĩnh Hựu, Thạnh Nhựt, Vĩnh Bình, Long Vĩnh, Thạnh Trị trên diện tích trên 230 ha.
Hàng năm, bà con thu hoạch đạt sản lượng trên 800 tấn quả ca cao, góp phần giúp nông dân vùng trồng dừa tăng thu nhập gấp đôi so với trước đây.
Riêng thanh long cũng là cây trồng mới cho triển vọng kinh tế khá.
Hiện nay, diện tích thanh long toàn huyện đạt gần 200 ha, cho sản lượng hàng năm khoảng 25.000 tấn đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
Related news

Đài KBS đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định đánh thuế 513% đối với gạo NK từ nước ngoài, một động thái chuẩn bị cho việc phải mở cửa thị trường gạo vào năm 2015.

Nguyên nhân khiến giá hoa cúc tăng cao và giữ giá ổn định trong thời gian qua được nhiều thương lái giải thích là do loài hoa này đang được nhiều DN thu mua xuất đi nước ngoài với số lượng lớn.

Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 136.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD.

20 năm qua, trải qua không ít thăng trầm, nhưng ông Võ Văn Hoàng (ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vẫn kiên trì, bám trụ và gắn bó với nghề ương, dưỡng cá giống, cá kiểng do sự đam mê cũng như những hiệu quả thiết thực do nghề này mang lại.