Thanh long Việt Nam bán tại Dubai giá gần 100.000 đồng/kg
Trang cá nhân của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) - ông Phạm Bình Đàm - mới đây chia sẻ hình ảnh của quả thanh long Việt tại một siêu thị ở Dubai.
Theo đó, thanh long ruột trắng Việt Nam được quảng cáo và bán với mức giá lên tới 14,95 dirham/kg (tương đương gần 100.000 đồng/kg).
Theo đại sứ, đây là công sức và nỗ lực của doanh nghiệp khi đưa được loại trai cây đặc trưng của Việt Nam đến một trong những thị trường hấp dẫn nhất Trung Đông.
Thanh long ruột trắng được bán tại siêu thị ở UAE bên cạnh các loại nông sản quốc tế.
Trước đó, vào năm 2014, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hàng hóa Việt Nam xuất sang UAE chủ yếu là điện thoại và linh kiện, hoàn toàn vắng bóng hàng tiêu dùng và thực phẩm. Với mức giá gần 100.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng tại Dubai đắt hơn sản phẩm này trong nước tới 30 lần, điều này đang tạo ra cơ hội xuất khẩu cho loại trái cây nổi tiếng của Việt Nam.
Trao đổi với Zing.vn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại UAE Phạm Bình Đàm cho biết, các loại trái cây Việt như vải, thanh long, chôm chôm được đánh giá tốt về chất lượng ở thị trường này. "Trái cây Việt có cơ hội tiêu thụ ổn định tại thị trường UAE cũng như các nước Trung Đông khác. Phía đại sứ quán và các doanh nghiệp đang bắt đầu thực hiện đẩy mạnh thị trường cho nhóm sản phẩm hoa quả Việt Nam tại đây", ông Đàm nói thêm.
Về áp lực cạnh tranh của hàng Việt với các sản phẩm cùng loại khác, ông Phạm Bình Đàm cho rằng, cái khó của Việt Nam là cước vận chuyển. "Cước vận chuyển từ Thái Lan rẻ hơn, nên hàng hóa Việt phải cạnh tranh về giá với các sản phẩm từ quốc gia này". Riêng hàng Trung Quốc đang mất uy tín tại UAE, và nguồn cung cũng không ổn định.
Related news
Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.
Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.
Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vùng cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc trừ sâu hóa học hoàn toàn không có hiệu quả.
Đầu tháng 5/2012, chúng tôi có dịp qua Campuchia. Mặc dù mới chỉ bắt đầu vào vụ SX lúa mùa, nhưng thị trường phân bón nước này đã rất sôi động.