Hậu Giang Hỗ Trợ 99 Máy Gặt Đập Liên Hợp Cho Nông Dân

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa (giai đoạn 2012 - 2015) của tỉnh Hậu Giang, tính đến nay, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã giải ngân và hỗ trợ cho người dân được 99/100 máy gặt đập liên hợp, nâng tổng số máy gặt đập liên hợp trên địa bàn tỉnh lên 296 máy. Với công suất thu hoạch từ 3 - 4ha lúa/máy/ngày, khả năng đáp ứng nhu cầu thu hoạch bằng cơ giới đạt 75% diện tích lúa trên địa bàn tỉnh.
Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.
Related news

Ngày 28-4, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở huyện ven biển Lộc Hà đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm kiếm những nguồn lợi thủy sản mới như ốc mỡ, sứa biển góp phần bù đắp sự thiếu hụt của các nguồn lợi thủy sản truyền thống, như mực, cá cơm, ruốc, cá trích…

Vừa duy trì tốt mô hình sản xuất truyền thống, vừa ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, những nông dân thứ thiệt đã trở thành triệu phú nhờ trồng rau.

Toàn huyện Lai Vung có khoảng 8ha diện tích trồng ớt. Vụ thu đông này ớt trúng mùa, năng suất đạt khoảng 15 tấn/ha; tuy nhiên cách nay 1 tháng, giá ớt đã giảm mạnh, ớt sừng trâu, trái to có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 10 ngàn đồng/kg.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) cho biết đầu tháng 8-2013 sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước bắt đầu tổ chức khởi động triển khai dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” với tổng kinh phí khoảng 2,37 triệu euro (tương đương hơn 64 tỉ đồng).

Một số nhà vườn trồng sầu riêng tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, TX.Long Khánh (Đồng Nai) cho hay, giá sầu riêng bán tại vườn đang dao động ở mức 22-23 ngàn đồng/kg, cao hơn vụ trước khoảng 4-5 ngàn đồng/kg.