Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết luận về ngô không hạt ở Sa Pa tại bà con, tại cả ông trời

Kết luận về ngô không hạt ở Sa Pa tại bà con, tại cả ông trời
Publish date: Tuesday. November 10th, 2015

Sau phản ánh của các cơ quan báo chí về nhiều diện tích ngô không cho hạt tại Sa Pa (Lào Cai) khiến nhiều hộ dân nơi đây khốn khó, vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Lào Cai đã có buổi đánh giá thực tế tại 2 xã Bản Hồ và Thanh Kim (huyện Sa Pa).

Nương ngô bỏ trắng không được thu hoach của anh Đào A Phẩu - Bản Hồ - Sa Pa.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã kết luận:

Nguyên nhân thiệt hại vụ ngô thu đông 2015 tại các địa phương này là do thời tiết bất thuận và kỹ thuật canh tác của bà con chưa đúng quy trình.

Kết luận này khiến dư luận băn khoăn và đặt nhiều câu hỏi. Nương ngô của gia đình ông Đào A Phẩu, thôn La Ve và ông Đào A Son, thôn Bản Dền ở xã Bản Hồ khi đoàn kiểm tra tới đánh giá thấy gần như mất trắng vì đa phần bắp không có hạt.

Vẫn trên cùng một mảnh đất, cùng kỹ thuật canh tác, cùng một loại phân nhưng năm trước được mùa, năm nay lại mất mùa.

Khi được hỏi, đại diện các hộ dân đều cho rằng thời tiết năm nay khá thuận lợi, không có gì bất thường. Ông Đào A Phẩu, thôn La Ve, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa cho biết: “Đây là tại giống chứ không phải tại thời tiết.

Gia đình tôi vẫn trồng như mọi năm và năm trước trồng giống khác nên thu hoạch năng suất cao hơn.

Năm nay giống nhà nước cấp cho trồng lên không có hạt, mất nhiều công mà lúc thu hoạch lại mất trắng, không được gì”.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thực tế tại 2 nương ngô này, Đoàn công tác kết luận nguyên nhân là do thời tiết xấu trong giai đoạn trổ cờ phun râu, khiến ngô không thụ phấn, thụ tinh được nên ngô kết hạt kém hoặc không ra hạt.

Theo bà Nguyễn Thị Hà, Phó Trưởng phòng Trồng trọt - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, tất cả những gì người dân nhận định về thời tiết chỉ là cảm quan chứ không mang tính khoa học, nên không chính xác.

Người dân chỉ cảm quan còn lại điều kiện thời tiết có thuận lợi hay không phải phụ thuộc vào số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn ở tại khu vực đó.

Đó mới là số liệu chứng minh thời tiết giai đoạn đó có phù hợp hay không khi ngô trổ cờ phun râu. Nếu như theo bà Hà khẳng định kinh nghiệm dân gian về thời tiết của người nông dân phải chăng hoàn toàn vô giá trị.

Hơn nữa, số liệu quan trắc mà Đài Khí tượng Thủy văn Sa Pa cung cấp cho phóng viên và cả đoàn công tác cũng chỉ là số liệu trung bình/tháng, chứ không thể hiện rõ từng thời điểm như bà Hà nói.

Vậy, kết luận do thời tiết liệu có phần vội vàng, áp đặt? Còn tại nương ngô nhà ông Lù Văn Lài, thôn La Ve, xã Bản Hồ và ông Chảo Vần Vảng, thôn Bản Kim, xã Thanh Kim, đây là những nương ngô sắp cho thu hoạch, nhưng bắp nhỏ, năng suất dự kiến thấp.

Sau khi kiểm tra thực tế, đoàn công tác kết luận rằng nguyên nhân kém năng suất do bà con trồng và chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Bản Hồ và Thanh Kim là các địa bàn vùng thấp, là vựa ngô của Sa Pa, với năng suất hàng năm đứng đầu toàn huyện.

Bà con nơi đây bao đời nay trồng ngô và vẫn sống nhờ cây ngô, bản thân kỹ thuật cũng xuất phát từ chính tập quán canh tác được hình thành qua bao thế hệ.

Mặc dù tập quán còn lạc hậu, nhưng tại mỗi xã đều thường trực một cán bộ khuyến nông để hỗ trợ bà con về mặt kỹ thuật.

Theo tổng hợp của cơ quan khuyến nông, vẫn kỹ thuật canh tác như vậy nhưng chỉ trừ giống ngô lai LVN10, còn các giống khác như MX10, HN68, HN88 cũng trồng vụ thu đông năm nay vẫn cho sản lượng bình thường.

Ông Mai Như Hưng, cán bộ khuyến nông xã Bản Hồ, huyện Sa Pa cho biết: “Cây ngô giống LVN10 này phát triển rất tốt nhưng khi ra bắp, lại không có hạt.

Theo nhận định của chúng tôi diễn biến thời tiết năm nay không có gì bất lợi đối với cây ngô, một số cây ngô khác trồng cùng thời điểm nhưng vẫn cho năng suất, nhân dân cũng đã áp dụng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ.

Một số người dân lăn tăn không biết tại giống hay tại vấn đề gì?"

Trước mắt, mới chỉ có 2/11 xã của huyện Sa Pa là Bản Hồ và Thanh Kim đã cho thu hoạch xong vụ ngô thu đông.

9 xã còn lại chưa có thống kê vì đang hoặc chưa cho thu hoạch.

Tuy nhiên theo báo cáo của Phòng kinh tế huyện, sản lượng dự kiến cũng đều thấp.

Không biết sau khi có số liệu rà soát cụ thể của các xã còn lại này, nguyên nhân mất mùa sẽ tiếp tục được đánh giá là do thời tiết hay do kỹ thuật canh tác?

Cuối cùng, dù thế nào đi nữa, điều người dân Sa Pa quan tâm nhất bây giờ là mọi thứ họ bỏ ra từ đầu đến cuối đều là công không.

Hạt ngô giống cấp để hỗ trợ thiên tai cho năm trước, giờ lại thành một mùa thất bát.

Theo lời một cán bộ khuyến nông ở Sa Pa: “Bao năm qua chúng tôi gắn bó với dân, cái khó nhất chính là giữ được chữ “tín”.

Giờ giống cấp xuống, nông dân lao đao vì mất mùa, họ có thể hỏi ai ngoài cán bộ khuyến nông, biết trả lời dân sao bây giờ?”.


Related news

Một Ngày Ở Cù Lao Long Trị Một Ngày Ở Cù Lao Long Trị

Cù lao long Trị có dơn vị hành chính là ấp Long Trị thuộc xã Long Đức thành phố trà vinh với diện tích tự nhiên gần 200 hecta, trãi dài khoảng 7 cây số giữa dòng sông Cổ Chiên, cách đất liền thành phố Trà Vinh trên dưới 1 cây số

Saturday. May 7th, 2011
Hơn 38.300 Ha Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh Hơn 38.300 Ha Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh

Ngày 25.6, tại Trà Vinh, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ tại các tỉnh phía Nam.

Tuesday. June 26th, 2012
Nuôi Con Đặc Sản Ở Thái Nguyên Nuôi Con Đặc Sản Ở Thái Nguyên

Dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá các loại thuốc thú y, thức ăn tăng cao khiến hầu hết các hộ chăn nuôi trong tỉnh Thái Nguyên thời gian qua không có lợi nhuận, cá biệt có thời điểm nuôi gia súc, gia cầm còn thua lỗ. Do vậy, ước vọng tìm được con vật nuôi đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao đã, đang thôi thúc những nông dân có chí làm giàu…

Friday. July 20th, 2012
Mô Hình Nuôi Cá Chình Anh Dũng Ở Hải Dương Mô Hình Nuôi Cá Chình Anh Dũng Ở Hải Dương

Dự kiến cuối năm nay anh sẽ thu hơn 1,2 tấn cá. Với giá bán hiện nay là 500 - 600 nghìn đồng/kg, tiền lãi hơn 200 triệu đồng.

Sunday. July 22nd, 2012
Từ Sân Mạ Sẽ Lên Đồng Từ Sân Mạ Sẽ Lên Đồng

Là người đầu tiên nghiên cứu và phát triển kỹ thuật gieo mạ sân, sau hơn mười năm kể từ ngày bắt đầu lăn lộn cùng cây lúa, giờ đây ông Tám Công đã là cây đa, cây đề lớn nhất trong lĩnh vực này. Mạ sân giờ đây không chỉ đem lại sự tiện lợi, nhàn nhã, tối ưu hoá chi phí, mà còn đem lại cho người nông dân sự khởi đầu thuận lợi cho việc đảm bảo một vụ mùa thành công, bội thu

Tuesday. June 26th, 2012