Đối thoại, tham vấn về quy hoạch vùng trồng và chế biến quế trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức SNV, đại diện các huyện, thành phố và các xã có diện tích quế tập trung; một số doanh nghiệp, hộ thu mua, sản xuất và chế biến tinh dầu quế trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có trên 11 nghìn ha quế, được phân bố trên địa bàn 50 xã, thuộc 4 huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà và Văn Bàn. Để phục vụ sản xuất và tiêu thụ quế, trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều cơ sở chế biến tinh dầu quế và chế biến vỏ quế thô, trong đó, có 2 nhà máy sản xuất tinh dầu quế tập trung với công suất trên 80 nghìn tấn lá/năm, tương đương trên 40 tấn sản phẩm/năm.
Những năm gần đây, diện tích cây quế ngày càng mở rộng và trên thực tế đã mang lại thu nhập cao cho các hộ dân. Hiệu quả kinh tế ước đạt 440 triệu đồng/ha/chu kỳ kinh doanh, trung bình thu nhập của người trồng quế đạt khoảng 30 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 1,5 lần so với cây gỗ khác.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các vùng trồng quế của Lào Cai được đánh giá chưa cho diện tích chất lượng cao như mong muốn; việc chế biến tinh dầu quế, chế biến vỏ quế thô vẫn còn thô sơ, nên chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích, nâng cao độ che phủ rừng, ngành nông nghiệp tỉnh đã quy hoạch vùng trồng quế giai đoạn 2015 – 2025. Theo đó, vùng trồng quế tập trung của tỉnh đạt 24 nghìn ha, tại 50 xã thuộc 4 huyện: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên và Bắc Hà. Phấn đấu nâng giá trị sản xuất quế đạt từ 30 – 40 triệu đồng/ha/năm. Ngoài duy trì 2 nhà máy sản xuất chế biến tinh dầu quế sẵn có, khuyến khích xây dựng thêm 1 nhà máy chế biến tinh dầu để bao tiêu các sản phẩm quế tại các xã phía Tây Nam huyện Bảo Yên…
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến đối với dự thảo về quy hoạch vùng trồng quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh. Đối với vấn đề quy hoạch mở rộng diện tích vùng trồng quế, các ý kiến cho rằng, dự thảo cần phân tích cụ thể hơn về nhu cầu tiêu thụ của thị trường, làm căn cứ để mở rộng diện tích trồng quế theo quy hoạch. Để tạo thương hiệu cho cây quế, cần có báo cáo đánh giá hiện trạng và chất lượng quế; có chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư kinh doanh, sản xuất sản phẩm từ cây quế; riêng các giải pháp thị trường cần phải có định hướng cụ thể.
Đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan cho rằng, để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún cần thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, phát triển cây quế hữu cơ, phân chia vùng cụ thể và có giải pháp thị trường. Bên cạnh đó, cần có các chuỗi dịch vụ hỗ trợ, như khuyến nông, tư vấn kỹ thuật, thông tin thị trường... phục vụ cho phát triển sản xuất quế tại địa phương.
Related news
Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức hội thảo về biện pháp cải thiện giống quýt hồng Lai Vung. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và UBND huyện Lai Vung.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện “Chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn” theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vụ Xuân năm nay, huyện Bắc Quang thực hiện gieo cấy trên 2.900 ha lúa. Đến nay, đã có 1.816,1 ha mạ đã được gieo để chuẩn bị cấy lúa Xuân. Đặc biệt, khi làm đất gieo mạ, người dân chú trọng công tác đầu tư thâm canh bằng cách bón lót phân chuồng, phân lân hoặc bón vôi cho những diện tích ruộng đã đến chu kỳ bón vôi cải tạo.
Nhằm đáp ứng nhu cầu chưng mâm ngũ quả ngày tết và mong muốn bán được giá cao, nhiều nhà vườn trồng xoài trên địa bàn tỉnh đã tập trung xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ để bán vào dịp Tết Ất Mùi năm 2015. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết nên năng suất vụ xoài năm nay bị giảm đáng kể, có không ít nhà vườn phải “lỗi hẹn” với mùa xoài tết trong sự tiếc nuối.
Ngay khi vừa thu hoạch mía, ông Nguyễn Chánh ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) đã không một chút đắn đo khi phá bỏ ruộng mía để trồng mì, tỉa đậu. Ông Chánh là một nông dân gắn bó lâu đời với cây mía mấy chục năm qua, chẳng còn thiết tha với cây mía.