Than Uyên Giữ Rừng Để Làm Giàu
“Gần 605ha rừng của chúng tôi là một lợi thế lớn cho sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong tương lai” - anh Trần Văn Minh (nông dân thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, Lai Châu) tâm sự.
Xây dựng quy ước bảo vệ rừng
Chúng tôi đến thị trấn Than Uyên vào đúng mùa mưa. Đan xen giữa những bản làng rực rỡ sắc màu của ngói đỏ, tôn hoa, tường nhà quét ve vôi là sắc xanh của những cánh rừng mướt mát. Anh Trần Văn Minh - nông dân tiểu khu 7 tự hào: Chỉ với những thị trấn miền núi ở vùng cao mới có được diện tích đất rừng rộng lớn như thế này, chứ về miền xuôi thì thị trấn nóng bức, chỉ có bụi, đường nhựa và nhà cao tầng thôi.
Nhưng nói thật, đất rừng thì nhiều, giữ được rừng mới là khó. Để đất Than Uyên này xanh cây cối, nông dân chúng tôi cũng vất vả lắm đấy.
Tâm sự cùng anh Minh, được biết, thị trấn Than Uyên có nhiều dân tộc anh em chung sống, nghề nông vẫn là thu nhập chính của người dân. Bởi thế giữ được rừng không bị tàn phá bừa bãi để làm nương, lấy củi, thậm chí lấy gỗ làm hàng rào... là cả một quá trình tuyên truyền, vận động và ra quân tuần tra rất quyết liệt. “Dân còn đói nghèo, trong khi tục làm nương rẫy ăn sâu bám rễ bao đời, bởi thế nông dân có thể vô tình đốt nương để lửa cháy lan hoặc cố ý phá rừng làm nương là rất dễ xảy ra.
Kiểm lâm huyện đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, hội nông dân vừa vận động, vừa tăng cường thực thi pháp chế và đưa những phương pháp sản xuất mới đến để xoá đói nghèo cho dân. Nhờ thế những cánh rừng mới được chăm sóc, bảo vệ và phát triển tốt”- anh Minh bảo vậy.
Trưởng khu phố 9, thị trấn Than Uyên - anh Lò Văn Yêu cho biết: “Thời gian gần đây, bà con đã có ý thức hơn trong việc đốt nương làm rẫy. Chúng tôi cũng đã tổ chức họp bàn đưa ra hương ước, quy ước bảo vệ rừng; nếu ai có vi phạm như chặt gỗ, thả trâu bò phá hoại sẽ bị phạt. Hàng năm mỗi khi bước vào mùa khô, tổ xung kích phòng cháy chữa cháy rừng của bản cùng cán bộ cấp trên xây dựng phương án phòng chống; tăng cường tuần tra bảo vệ rừng...”.
Huy động dân trồng rừng hàng năm
Nhờ gắn kết giữa tuyên truyền, vận động với thực thi pháp luật và có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hợp lý nên rừng ở thị trấn Than Uyên không chỉ được bảo vệ tốt mà còn tăng thêm diện tích trồng mới hàng năm. Trong gần 10 năm trở lại đây, hàng chục ha rừng và hàng trăm ngàn cây phân tán đã được trồng mới.
Ông Nguyễn Thanh Sửu - Chủ tịch UBND thị trấn Than Uyên thông tin: “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã trồng mới được gần 2ha rừng bằng giống thông mã vĩ. Loại cây này rất hợp với đồi đất Than Uyên. Hiện tỷ lệ che phủ rừng của chúng tôi đã lên trên 60%, sẽ là một lợi thế trong vài năm tới khi chúng tôi làm kinh tế du lịch sinh thái”.
Chúng tôi cũng đã tổ chức họp bàn đưa ra hương ước, quy ước bảo vệ rừng; nếu ai vi phạm chặt gỗ, thả trâu, bò phá hoại sẽ bị phạt”.Anh Lò Văn Yêu - Trưởng khu phố 9, thị trấn Than Uyên
Cũng theo ông Sửu, thời tiết thuận lợi, sản xuất cũng tốt hơn. Tổng sản lượng cây lương thực của thị trấn hiện đã đạt 570 tấn, bình quân lương thực đầu người gần 520kg/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn đã giảm, chỉ còn 2,3%. Cũng từ việc giữ rừng tốt, bà con biết tận dụng chăn thả dưới tán rừng với trên 150 con trâu, 100 con bò, gia cầm trên 20.000 con. Vì vậy, thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên, góp phần ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.
Theo bà Lò Thị Thêm - người dân tiểu khu 9, thị trấn Than Uyên thì: “Cái lợi từ giữ rừng đã được thấy rồi đấy”. Hàng năm được tiền hỗ trợ bảo vệ rừng gần 300.000 đồng/ha. Bão lũ cũng không ác liệt cuốn nhà, cửa, ruộng nương như trước. Nước tưới đồng ruộng cũng ổn định rồi, năng suất cây trồng nhờ thế được nâng lên. Dân đỡ đói khổ thì lại giữ rừng tốt hơn và trồng thêm những khu rừng mới.
Related news
Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.
Ông Nguyễn Công Soái-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thành ủy, UBND TP.Hà Nội tổ chức ngày 15.8.
Những ngày qua, nhiều người sống quanh đầm Ô Loan (Tuy An, Phú Yên) đổ xô vào cầu Đà Nông thuộc thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa) để bắt hàu. Sở dĩ có chuyện nghịch lý này là vì tôm nuôi chết hàng loạt; còn cá, cua, hàu sống tự nhiên trong đầm hiện cũng không còn nhiều.
Công ty TNHH Vĩnh Hòa (Nghệ An) vừa nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường sản phẩm gạo thảo dược Vĩnh Hòa (gạo tím), được lai tạo và phát triển bằng giống lúa VH1 – giống lúa cho ra hạt gạo có giá trị dinh dưỡng cao, đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia kiểm nghiệm.
Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá chẽm (hay còn gọi là cá vược) ở các tỉnh miền Nam đang phát triển mạnh, nhiều mô hình nuôi cá vược trong ao đất ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre... phát triển rất tốt.