Thái Lan Vượt Trung Quốc Về Hàng Rau Quả Nhập Vào Việt Nam

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) kể từ tháng 6-2014, Thái Lan đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt gần 73,5 triệu đô la Mỹ, trong khi, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 57,5 triệu đô la Mỹ. Đây là bước tăng khá lớn vì cùng kỳ năm 2013, giá trị mặt hàng rau quả của Trung Quốc vẫn cao hơn so với Thái Lan.
Theo thống kê của Tổng cục hải quan, trong 7 tháng của năm nay, lượng rau quả nhập từ Thái Lan có giá trị 106 triệu đô la Mỹ, vượt xa con số 71,4 triệu đô la Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn lượng rau quả Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 7 tháng qua là gần 259 triệu đô la Mỹ, Thái Lan là gần 20 triệu đô la Mỹ. Như vậy, đối với mặt hàng rau quả, Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc nhưng lại nhập siêu từ Thái Lan.
Theo Vinafruit, lý do để Việt Nam chuyển sang nhập khẩu rau quả của Thái Lan hay từ Myanmar là do trong thời gian qua, thông tin một số rau quả nhập từ Trung Quốc có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép mấy chục lần nên doanh nghiệp giảm nhập khẩu mà tìm mặt hàng thay thế từ các nước trong khu vực.
Điều đáng nói, là trong 6 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu rau quả của Myanmar sang Việt Nam chưa đến 4 triệu đô la Mỹ nhưng 6 tháng đầu năm 2014 con số này đạt hơn 36,5 đô la Mỹ.
Phía Vinafruit cũng đưa ra dự báo, những tháng tới đây, rau quả Thái Lan sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều trên thị trường thông qua hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam, hệ thống siêu thị vừa được mua lại từ Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào đầu tháng 8-2014.
Related news

Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước nên tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng nguyên liệu đa dạng.

Huyện Thăng Bình đang huy động đồng bộ các nguồn lực để tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 - 2020). Các vấn đề cốt yếu là xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển vùng.

Nghề cá của tỉnh vừa kết thúc vụ sản xuất chính thành công nhờ tính năng động, linh hoạt tổ chức sản xuất của ngư dân cộng hưởng với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bản chất của ngành gạo Việt Nam là đang đi vào “vết xe đổ” của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày. Tức là ngành gạo cũng đang đi gia công cho thế giới khi mà giá trị gia tăng cho người sản xuất chỉ ở mức thấp.

Đó là khẳng định của các hộ chăn nuôi gà Đông Tảo trên địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.