Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm VietGAP đảm bảo 4 An

Nuôi tôm VietGAP đảm bảo 4 An
Publish date: Wednesday. October 21st, 2015

Cuối tuần qua, tại TP.Vinh (Nghệ An), hàng trăm đại biểu cán bộ và nông dân đã tham dự Hội thảo Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP tại các tỉnh ven biển phía Bắc.

Hội thảo do do Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) và Sở NNPTNT Nghệ An phối hợp tổ chức.

Hạn chế dịch bệnh, nâng hiệu quả lên 30%

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc TTKNQG khẳng định:

“Nếu nông dân nuôi tôm theo dự án VietGAP mà tuân thủ đúng các quy trình thì chắc chắn sẽ hạn chế được dịch bệnh, hạn chế chi phí đầu tư và tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả lên đến 15 -30%, thậm chí có những vùng lợi nhuận tăng đến 35%”.

Ban cố vấn trao đổi với các đại biểu và bà con nông dân tại hội nghị.

Ông Tiêu cho biết, vấn đề lo lắng nhất của người dân là là thế nào để con tôm giảm bớt được dịch bệnh.

Ông chia sẻ với dự hội nghị câu chuyện: Một lần ông về công tác ở Quảng Ninh, có nông dân đã nói rằng nuôi tôm theo quy trình của VietGAP “khó như vậy, dài như vậy làm sao chúng tôi theo được”.

Tuy nhiên, sau khi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tỉ mỉ, thấy được lợi ích của việc nuôi tôm theo VietGAP, đặc biệt là hạn chế dịch bệnh ở tôm, giải quyết nỗi lo cho bà con, nông dân ấy đã thay đổi nhận thức hoàn toàn và khẳng định “nếu nuôi tôm theo VietGAP có thể hạn chế được dịch bệnh thì chúng tôi chắc chắn sẽ làm theo”.

Ông Tiêu nhận định, khó khăn nhất đối với việc nuôi tôm tại các tỉnh ven biển phía Bắc là vấn đề cơ sở hạ tầng cũ kỹ, phần lớn diện tích đất trước đây đều dùg để phát triển nông nghiệp, hệ thống thủy lợi dùng phục vụ cho nông nghiệp...

Đến khi chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, nếu bà con tiếp tục sử dụng nguồn nước từ hệ thống cũ, dịch bệnh xảy ra ở tôm là điều không tránh khỏi, chưa kể đến những tác hại đối với môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm  không đảm bảo.

Ông Tiêu khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.

Ông Tiêu nhấn mạnh, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo chi phí thấp nhất mà hiệu quả cao nhất.

Theo số liệu so sánh của TTKNQG, hiệu quả kinh tế/ha đối với hộ áp dụng VietGAP so với hộ không áp dụng VietGAP năm 2014 tại một số địa phương hầu hết đều tăng hơn 30% (Quảng Ninh tăng 35%, Hải Phòng 36%, Khánh Hòa 35%).

Xu hướng tất yếu là VietGAP

Ông Lê Ngọc Quân - Chủ nhiệm dự án Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP, cho rằng: “Phát triển nuôi tôm theo VietGAP là điều rất cần thiết và tối ưu nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường trong nước, hướng tới mở rộng ra thị trường quốc tế.

Vì vậy, cần nhân rộng hơn nữa các mô hình nuôi tôm theo VietGAP ở các tỉnh ven biển phía bắc nói riêng và trên cả nước nói chung”.

Theo ông Kim Văn Tiêu, Nghệ An là một trong những tỉnh có nhiều mô hình nuôi tôm tiêu biểu để nông dân học tập.

Theo ông, để nhân rộng hiệu quả các mô hình nuôi tôm  VietGAP thì vấn đề cốt lõi là đào tạo nghề cho nông dân.

Thời gian tới, TTKNQG sẽ tích cực đào tạo, tập huấn cho bà con kỹ thuật nuôi tôm thẻ VietGAP, tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị, hội thảo, xây dựng các mô hình trình diễn hiểu quả.

“Phải làm sao để dân nhìn, dân biết, dân tin tưởng rồi sau đó tự người dân sẽ nói với người dân về hiệu quả, lợi ích của việc nuôi tôm theo VietGAP” - ông Tiêu nhận định.

Lợi cho nhà nông, doanh nghiệp, người tiêu dùng

Theo ông Tiêu, khi người nuôi tôm thực hiện đúng theo quy trình của VietGAP, họ sẽ tiết kiệm được thời gian nuôi (rút ngắn khoảng 20 -30 ngày so với nuôi tôm không theo VietGAP), hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí thức ăn và tăng tỷ lệ sống, tăng hiệu quả sản xuất, kiểm soát an toàn thực phẩm.

Đối với doanh nghiệp, khi thu mua sản phẩm tôm nuôi theo VietGAP, họ có được sản phẩm an toàn, vừa tiết kiệm chi phí kiểm dịch, vừa đảm bảo uy tín chất lượng của doanh nghiệp.

Còn đối với người tiêu dùng, sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm, được sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá thành tốt nhất.


Related news

Chăm Sóc Lúa Mùa Ở Điện Biên Đông Chăm Sóc Lúa Mùa Ở Điện Biên Đông

Tính đến cuối tháng 7, nông dân huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành gieo cấy những thửa ruộng cuối cùng thuộc trà muộn vụ lúa mùa năm 2014. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa mùa trên địa bàn đang bén rễ hồi xanh và bước vào thời kỳ đẻ nhánh.

Tuesday. August 5th, 2014
Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

Saturday. July 26th, 2014
Phát Triển Thủy Sản Trong Mùa Mưa Phát Triển Thủy Sản Trong Mùa Mưa

Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.

Tuesday. August 5th, 2014
Mô Hình Nuôi Gà Ri Lai Đabacô Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Gà Ri Lai Đabacô Phát Huy Hiệu Quả

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.

Saturday. July 26th, 2014
Nuôi Trâu, Bò Thương Phẩm Ở Mai Tùng (Phú Thọ) Nuôi Trâu, Bò Thương Phẩm Ở Mai Tùng (Phú Thọ)

Nói đến con trâu, bò người ta thường nghĩ ngay đến mục đích sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trâu, bò ở xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) còn có một tên gọi khác đó là “con xoá đói giảm nghèo bền vững”.

Saturday. July 26th, 2014