Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nữ đại gia không biết chữ sở hữu đàn lợn nghìn con

Nữ đại gia không biết chữ sở hữu đàn lợn nghìn con
Publish date: Wednesday. October 21st, 2015

Giờ đây, chị Bé vừa làm chủ trang trại của đàn lợn khủng, vừa “kiêm” công nhân của trại lợn này.

Chị kỳ vọng, với sự ăn nên làm ra của mình, sẽ đủ tiền để cho con trai đi Nhật du học.

Một mình “chăm sóc” 1.000 con lợn

Chị Trần Thị Bé- nữ "đại gia" không biết chữ với trang trại 1000 con lợn.

Đến thăm trang trại hơn 1.000 con lợn, con nào cũng mập ú, mông vai nở đều, da dẻ hồng hào trông rất thích mắt, ít ai biết rằng người duy nhất chăm sóc cho hàng nghìn con lợn đó từ lúc mang con giống về đến lúc xuất chuồng chỉ do một tay chị Trần Thị Bé đảm đương.

Nằm trơ trọi giữa cánh đồng chiêm trũng là trang trại nuôi lợn thịt của chị Bé- cơ ngơi mà chị đã tự tay gây dựng hơn 9 năm nay.Năm nay 43 tuổi, chị Bé là chị cả trong gia đình có 8 người con, nên đã lam lũ từ nhỏ.

Mở đầu câu chuyện với tôi, chị Bé tâm sự thật, đến bây giờ chị vẫn chưa biết đọc chữ.

“Số chị lam lũ cả một đời rồi em ạ, khổ đến nỗi còn không biết đọc chữ nên chị vẫn nói với hai đứa con là học đi rồi học cả phần mẹ nữa”- chị nói.

Từ ngày chị Bé lấy chồng là anh Tám năm 1995, cuộc sống của chị lại càng lận đận hơn, anh Tám tuy khỏe mạnh nhưng anh ít nói, ai bảo gì thì làm đấy cũng không giúp gì được cho vợ thành ra một mình chị phải quán xuyến việc nhà và cả việc mưu sinh để lo cho gia đình.

 Sau một thời gian dài đi làm thuê chị thấy rằng mình cứ đi làm công cho người ta như vậy thì “chưa ăn hôm nay lại phải lo ngày mai rồi”.

Nuôi hy vọng làm mô hình trang trại, chị Bé chuyển sang nuôi bò, được nhà nước cấp cho 22 con bò cái sau hai năm chị nhận thấy lợi nhuận không cao nên chị lại chuyển sang nuôi gà đến lần này cũng không ăn thua nảy sinh ra ý định nuôi lợn.

Bắt tay vào mở mô hình trang trại với một chút lưng vốn ít ỏi mà chị đã dành dụm được, anh chị em trong nhà mỗi người giúp một ít cộng thên phần vốn vay của nhà nước chị quyết định đầu tư xây hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn trên cánh đồng của thôn Vân Cẩm.

Tiếp đó, chị nhờ người tư vấn và mua giúp cho 100 con lợn giống, mọi thứ tưởng chừng như đã ổn định nhưng thật không may trận lụt to năm 2007 đã ngập lên cả trang trại của chị.

Rút kinh nghiệm sau trận lụt đó, chị Bé mạnh dạn tiếp tục đầu tư và nâng cao trang trại lên để chống lũ, đến lần này hệ thống trang trại của chị đã kiên cố và từ lần tu sửa đó đàn lợn của chị được đảm bảo an toàn hơn.

Để chăm lợn, chị Bé dựng lán trại ăn ngủ ngày đêm với lợn.

Nói về quyết định mạo hiểm khi dám dốc toàn bộ vốn vào lập trang trại nuôi lợn, chị Bé nói: “Khó khăn nhất lúc đó là, mình chưa có kinh nghiệm chăn nuôi lớn, nên ban đầu lợn thường hay bị dịch bệnh.

Hồi đó, hầu như lúc nào mình cũng phải có mặt ở chuồng.

Có hôm, mệt quá ngủ quên cả ở chuồng lợn, đến độ lợn con bò lên người không biết.

Nặng nhất là đợt dịch năm 2008 khi cả đàn lợn bị bệnh đau mắt, rồi lại dịch lở mồm long móng, tôi phải tự tay chữa trị cho cả đàn lợn, bế từng con một ra rửa nước phèn chua, rửa bằng nước khế, cũng may sau đó cả đàn lợn đã khỏe trở lại”.

Trong thời gian đầu mới bắt tay vào nuôi lợn, chị Bé chỉ nuôi 100 con lợn theo hướng công nghiệp.

Vừa làm, vừa học hỏi, cứ thấy ở đâu có trang trại chăn nuôi lợn lớn trong vùng, chị Bé lại tìm đến để học hỏi, mặt khác thuê hẳn bác sĩ thú y đến để tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn.

Từ đấy, trở đi cứ tự mình làm lấy thôi, chị chưa bao giờ phải thuê một công nhân nào hết, kể cả nửa đêm xe chở thức ăn đến người ta khuân xuống xe rồi chị lại cũng một mình lọ mọ kéo vào trong nhà kho.

Biệt tài tính tiền tỷ chỉ bằng… miệng

Thời gian làm trang trại bận rộn chị Bé cũng ít có thời gian về thăm chồng con ở trong làng hơn.

Giờ chị xây hẳn một căn lán ngay cạnh trang trại để ở và chăm nom cho đàn lợn. Thấy tôi hỏi, một người phụ nữ không biết chữ tự mày mò rồi cũng tự xây dựng trang trại, các hóa đơn khi nhập thức ăn, rồi xuất lợn đi bán...

chị tính toán ra sao? Chị Bé cười tươi nói, mình cứ tính theo kiểu “hàng xáo” thôi, thế mà gần chục năm không lệch một đồng nào đâu nhé.

Còn tiền, thì mình đã nhớ hết mệnh giá rồi…

Hằng ngày, chị Bé một mình pha trộn thức ăn cho 1000 chú lợn.

Theo chị Bé, thành công trong chăn nuôi lợn thì yếu tố quyết định từ khâu chọn giống chị thường chọn những con lợn có thân dài, bụng thon, mông nở,lanh lợi, đuôi luôn ve vẩy, da lông bóng mượt.

Từ khi nhập lợn giống về khoảng 5-7kg với thời gian nuôi từ 130 đến 140 ngày tuổi, lợn tăng trưởng lên khoảng 110 đến 120kg thịt thì được xuất chuồng.

Một người nuôi 20-30 con lợn đã là cả một vấn đề, nhưng điều đặc biệt ở chị Bé là một mình nuôi 1.000 con lợn, thì chắc cách làm của người phụ nữ đó phải rất khoa học.

Qua trò chuyện với tôi, chị cho biết, cứ đến giờ cho lợn ăn chị chất 5 bao cám lên một xe rùa đẩy đi đến từng buồng một, rồi cho lợn ăn.

Riêng về hệ thống nước uống, chị lắp đường ống vào rìa tường, khi cho ăn xong chỉ cần vặn vòi nước, lợn cứ thế chạy ra bú, tất cả công việc chị làm nhanh trong vòng nửa tiếng thôi.

"9 năm chị ở đây thì đến 3 lần lụt to, có hôm phải ở trên chuồng lợn 24 ngày ăn ngủ với lợn luôn đấy.

Như hồi cuối tháng 7 vừa rồi, cái lán của mình cũng bị ngập.

Không còn cách nào khác, phải ở trang trại lợn này 5 ngày, người ở trên lợn, lợn ở dưới người, đành ăn mì tôm trừ bữa”- chị Bé tâm sự.

Sự vất vả của chị Bé đã được đền đáp, bởi chỉ sau 2 năm xây trang trại nuôi lợn, chị không những trả hết nợ, còn bỏ ra được tiền tỷ mỗi năm.

Mỗi lứa chị nuôi 1.000 con, một năm “quay vòng” 3 lứa.

Bình thường, mỗi con lợn của chị Bé khi xuất chuồng được tầm 90-130kg, với giá bán trung bình 51.000 đồng/kg, chỉ cần thu lãi 500.000- 700.000 đồng đồng/con, mỗi năm chị Bé đã “bỏ túi” cả gần 2 tỷ đồng nhờ đàn lợn khủng của mình.

Suốt 9 năm nuôi lợn, giờ chị Bé đã tích cóp được chút lưng vốn kha khá.

Chị bảo, sang năm sẽ cho đứa con lớn đi Nhật Bản du học, rồi sau là đứa bé. “Đời mình đã không biết chữ, thì phải cho con cái chữ thôi.

Các cụ nói rồi, để lại cho con một bồ chữ còn quý hơn để lại cả trăm bồ thóc”- chị Bé giãi bày.

Giờ đây, chị Bé vừa làm chủ trang trại của đàn lợn khủng, vừa “kiêm” công nhân của trại lợn này.

Chị kỳ vọng, với sự ăn nên làm ra của mình, sẽ đủ tiền để cho con trai đi Nhật du học.

Một mình “chăm sóc” 1.000 con lợn

Chị Trần Thị Bé- nữ "đại gia" không biết chữ với trang trại 1000 con lợn.

Đến thăm trang trại hơn 1.000 con lợn, con nào cũng mập ú, mông vai nở đều, da dẻ hồng hào trông rất thích mắt, ít ai biết rằng người duy nhất chăm sóc cho hàng nghìn con lợn đó từ lúc mang con giống về đến lúc xuất chuồng chỉ do một tay chị Trần Thị Bé đảm đương.

Nằm trơ trọi giữa cánh đồng chiêm trũng là trang trại nuôi lợn thịt của chị Bé- cơ ngơi mà chị đã tự tay gây dựng hơn 9 năm nay.Năm nay 43 tuổi, chị Bé là chị cả trong gia đình có 8 người con, nên đã lam lũ từ nhỏ.

Mở đầu câu chuyện với tôi, chị Bé tâm sự thật, đến bây giờ chị vẫn chưa biết đọc chữ.

“Số chị lam lũ cả một đời rồi em ạ, khổ đến nỗi còn không biết đọc chữ nên chị vẫn nói với hai đứa con là học đi rồi học cả phần mẹ nữa”- chị nói.

Từ ngày chị Bé lấy chồng là anh Tám năm 1995, cuộc sống của chị lại càng lận đận hơn, anh Tám tuy khỏe mạnh nhưng anh ít nói, ai bảo gì thì làm đấy cũng không giúp gì được cho vợ thành ra một mình chị phải quán xuyến việc nhà và cả việc mưu sinh để lo cho gia đình.

 Sau một thời gian dài đi làm thuê chị thấy rằng mình cứ đi làm công cho người ta như vậy thì “chưa ăn hôm nay lại phải lo ngày mai rồi”.

Nuôi hy vọng làm mô hình trang trại, chị Bé chuyển sang nuôi bò, được nhà nước cấp cho 22 con bò cái sau hai năm chị nhận thấy lợi nhuận không cao nên chị lại chuyển sang nuôi gà đến lần này cũng không ăn thua nảy sinh ra ý định nuôi lợn.

Bắt tay vào mở mô hình trang trại với một chút lưng vốn ít ỏi mà chị đã dành dụm được, anh chị em trong nhà mỗi người giúp một ít cộng thên phần vốn vay của nhà nước chị quyết định đầu tư xây hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn trên cánh đồng của thôn Vân Cẩm.

Tiếp đó, chị nhờ người tư vấn và mua giúp cho 100 con lợn giống, mọi thứ tưởng chừng như đã ổn định nhưng thật không may trận lụt to năm 2007 đã ngập lên cả trang trại của chị.

Rút kinh nghiệm sau trận lụt đó, chị Bé mạnh dạn tiếp tục đầu tư và nâng cao trang trại lên để chống lũ, đến lần này hệ thống trang trại của chị đã kiên cố và từ lần tu sửa đó đàn lợn của chị được đảm bảo an toàn hơn.

Để chăm lợn, chị Bé dựng lán trại ăn ngủ ngày đêm với lợn.

Nói về quyết định mạo hiểm khi dám dốc toàn bộ vốn vào lập trang trại nuôi lợn, chị Bé nói: “Khó khăn nhất lúc đó là, mình chưa có kinh nghiệm chăn nuôi lớn, nên ban đầu lợn thường hay bị dịch bệnh.

Hồi đó, hầu như lúc nào mình cũng phải có mặt ở chuồng.

Có hôm, mệt quá ngủ quên cả ở chuồng lợn, đến độ lợn con bò lên người không biết.

Nặng nhất là đợt dịch năm 2008 khi cả đàn lợn bị bệnh đau mắt, rồi lại dịch lở mồm long móng, tôi phải tự tay chữa trị cho cả đàn lợn, bế từng con một ra rửa nước phèn chua, rửa bằng nước khế, cũng may sau đó cả đàn lợn đã khỏe trở lại”.

Trong thời gian đầu mới bắt tay vào nuôi lợn, chị Bé chỉ nuôi 100 con lợn theo hướng công nghiệp.

Vừa làm, vừa học hỏi, cứ thấy ở đâu có trang trại chăn nuôi lợn lớn trong vùng, chị Bé lại tìm đến để học hỏi, mặt khác thuê hẳn bác sĩ thú y đến để tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn.

Từ đấy, trở đi cứ tự mình làm lấy thôi, chị chưa bao giờ phải thuê một công nhân nào hết, kể cả nửa đêm xe chở thức ăn đến người ta khuân xuống xe rồi chị lại cũng một mình lọ mọ kéo vào trong nhà kho.

Biệt tài tính tiền tỷ chỉ bằng… miệng

Thời gian làm trang trại bận rộn chị Bé cũng ít có thời gian về thăm chồng con ở trong làng hơn.

Giờ chị xây hẳn một căn lán ngay cạnh trang trại để ở và chăm nom cho đàn lợn. Thấy tôi hỏi, một người phụ nữ không biết chữ tự mày mò rồi cũng tự xây dựng trang trại, các hóa đơn khi nhập thức ăn, rồi xuất lợn đi bán...

chị tính toán ra sao? Chị Bé cười tươi nói, mình cứ tính theo kiểu “hàng xáo” thôi, thế mà gần chục năm không lệch một đồng nào đâu nhé.

Còn tiền, thì mình đã nhớ hết mệnh giá rồi…

Hằng ngày, chị Bé một mình pha trộn thức ăn cho 1000 chú lợn.

Theo chị Bé, thành công trong chăn nuôi lợn thì yếu tố quyết định từ khâu chọn giống chị thường chọn những con lợn có thân dài, bụng thon, mông nở,lanh lợi, đuôi luôn ve vẩy, da lông bóng mượt.

Từ khi nhập lợn giống về khoảng 5-7kg với thời gian nuôi từ 130 đến 140 ngày tuổi, lợn tăng trưởng lên khoảng 110 đến 120kg thịt thì được xuất chuồng.

Một người nuôi 20-30 con lợn đã là cả một vấn đề, nhưng điều đặc biệt ở chị Bé là một mình nuôi 1.000 con lợn, thì chắc cách làm của người phụ nữ đó phải rất khoa học.

Qua trò chuyện với tôi, chị cho biết, cứ đến giờ cho lợn ăn chị chất 5 bao cám lên một xe rùa đẩy đi đến từng buồng một, rồi cho lợn ăn.

Riêng về hệ thống nước uống, chị lắp đường ống vào rìa tường, khi cho ăn xong chỉ cần vặn vòi nước, lợn cứ thế chạy ra bú, tất cả công việc chị làm nhanh trong vòng nửa tiếng thôi.

"9 năm chị ở đây thì đến 3 lần lụt to, có hôm phải ở trên chuồng lợn 24 ngày ăn ngủ với lợn luôn đấy.

Như hồi cuối tháng 7 vừa rồi, cái lán của mình cũng bị ngập.

Không còn cách nào khác, phải ở trang trại lợn này 5 ngày, người ở trên lợn, lợn ở dưới người, đành ăn mì tôm trừ bữa”- chị Bé tâm sự.

Sự vất vả của chị Bé đã được đền đáp, bởi chỉ sau 2 năm xây trang trại nuôi lợn, chị không những trả hết nợ, còn bỏ ra được tiền tỷ mỗi năm.

Mỗi lứa chị nuôi 1.000 con, một năm “quay vòng” 3 lứa.

Bình thường, mỗi con lợn của chị Bé khi xuất chuồng được tầm 90-130kg, với giá bán trung bình 51.000 đồng/kg, chỉ cần thu lãi 500.000- 700.000 đồng đồng/con, mỗi năm chị Bé đã “bỏ túi” cả gần 2 tỷ đồng nhờ đàn lợn khủng của mình.

Suốt 9 năm nuôi lợn, giờ chị Bé đã tích cóp được chút lưng vốn kha khá.

Chị bảo, sang năm sẽ cho đứa con lớn đi Nhật Bản du học, rồi sau là đứa bé. “Đời mình đã không biết chữ, thì phải cho con cái chữ thôi.

Các cụ nói rồi, để lại cho con một bồ chữ còn quý hơn để lại cả trăm bồ thóc”- chị Bé giãi bày.


Related news

Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

Tuesday. September 1st, 2015
Hiệu quả từ trồng xoan lấy gỗ ở Đô Lương - Nghệ An Hiệu quả từ trồng xoan lấy gỗ ở Đô Lương - Nghệ An

Hiện nay, trên thị trường, cây xoan đâu đang có lợi thế bởi dễ trồng, đầu ra thuận lợi. Ở nhiều xã của huyện Đô Lương (Nghệ An), bà con đã chuyển sang trồng cây xoan địa phương để lấy gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuesday. September 1st, 2015
Vingroup khởi công xây dựng nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch Vingroup khởi công xây dựng nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch

Sáng 28/8/2015, tại thị trấn Gia Khánh (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc), Công ty VinEco-Tập đoàn Vingroup tổ chức lễ khởi công lắp đặt và xây dựng nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch với tổng giá trị gần 1.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ Israel; đây là mô hình sản xuất nông sản lớn nhất tại Việt Nam được triển khai hoàn thiện trọn gói ngay trong một lần xây dựng.

Tuesday. September 1st, 2015
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo vườn cà phê già cỗi Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo vườn cà phê già cỗi

Huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị hiện có 4.864 ha cà phê, trong đó 4.413 ha cà phê cho sản phẩm với sản lượng khoảng 48.000 tấn/năm. Nguồn thu từ cây cà phê hàng năm khoảng hơn 200 tỷ đồng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

Tuesday. September 1st, 2015
Lúa cấp siêu nguyên chủng cho năng suất trên 80 tạ/ha Lúa cấp siêu nguyên chủng cho năng suất trên 80 tạ/ha

Ngày 27/8, tại xã An Nghiệp (huyện Tuy An), Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên tổ chức hội thảo mô hình Sản xuất giống lúa cấp siêu nguyên chủng vụ hè thu năm 2015. Gần 100 đại biểu đến từ các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An và Đồng Xuân tham gia hội thảo.

Tuesday. September 1st, 2015