Thạch Don Giỏi Trồng Điều
Sau 3 lần lỡ hẹn, tôi mới gặp được ông “vua điều” Thạch Don để nghe anh kể một vài bí quyết trồng điều sao cho hiệu quả.
Mới 44 tuổi nhưng bề ngoài Thạch Don khá chững chạc. Vì sản xuất kinh doanh giỏi lại có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc nên anh được bà con bầu làm trưởng khu phố, đại diện cho 96 hộ đồng bào Khmer khu phố Phước Hòa, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước.
Ở thủ phủ cây điều Bình Phước thì Thạch Don không phải là người có nhiều đất. Gia đình anh hiện có 11ha đất, trong đó đã có 3ha cao su, vậy mà bình quân mỗi năm vẫn thu hơn 20 tấn điều nhân.
Năm nay giá hạt điều thấp, bình quân 20.000 đồng/kg, anh thu từ cây điều được 400 triệu đồng. Còn những năm trước, mỗi năm anh thu trên 700 triệu đồng, cùng với gần 300 triệu đồng từ 3ha cao su.
Điều tôi băn khoăn là tại sao với diện tích không nhiều mà sao năng suất điều của anh vẫn cao và ổn định đến thế? “Vua điều” bật mí: Khoảng 5-6 năm về trước, cây cao su có giá, người dân đổ xô vào trồng cao su. Nhiều doanh nghiệp chế biến hạt điều ở Bình Phước bị giảm nguồn cung nên đã đầu tư cho cây điều nhằm giữ mối.
Nắm thời cơ này, Thạch Don đã hợp tác với Trung tâm Khuyến nông tỉnh để tìm hiểu trồng và chăm sóc giống điều cao sản gốc Ấn Độ trên 8ha.
Bước sang năm thứ tư cây điều bắt đầu ra trái, nhưng vụ đầu tiên, anh dập hết hoa không cho ra trái. Đến năm thứ 5, anh bắt đầu đầu tư phân bón, tỉa cành, phun thuốc sâu bệnh thuốc dưỡng hoa phòng ngừa sâu bệnh cho điều theo quy định.
Theo Thạch Don, cây điều không kén đất nhưng phải biết chọn giống và kỹ thuật chăm sóc. Nếu trồng điều ở những địa hình dốc, mùa khô cần tưới nước để bảo đảm nguồn dinh dưỡng cho cây điều.
Do biết gắn kết giữa kỹ thuật với sản xuất, dịch vụ chế biến, tính toán chi phí giá thành hợp lý nên sản phẩm điều của anh đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Và vì vậy mà Thạch Don đã được đồng bào Khmer trong vùng tôn là “vua điều”…
Với thành tích trên, anh Thạch Don vừa được Hội Nông dân tỉnh Bình Phước đề nghị Hiệp hội Điều Việt Nam trao tặng bằng khen hộ nông dân trồng điều giỏi nhất tỉnh.
Related news
Trong năm 2013, sau khi thành công vụ đầu thu hoạch 4 ao, diện tích 1,5 ha, sản lượng 10 tấn/ha, anh Tri tiếp tục đầu tư tiếp vụ 2 trên hai khu sản xuất của mình tại thôn Hồng Thắng, xã Hòa Thắng. Với 8 ao tôm diện tích 5 ha, sau 83 ngày tuổi tôm đạt 60 con/kg, được 30 tấn, giá bán 140.000 đồng/kg. Tổng hai vụ nuôi diện tích 5 ha, anh thu hoạch gần 50 tấn tôm thẻ chân trắng, bình quân năng suất trên 10 tấn/ha, trừ chi phí đầu tư anh thu lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.
Ngày 25.8, ông Trần Văn Tân - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện đã có 10ha sắn thuộc 4 xã tại huyện Hướng Hóa bị rệp sáp bột hồng (rệp châu Phi) tấn công, trong đó nhiều nhất là xã A Dơi với 5ha.
Hơn 10 năm nay, phong trào nuôi cá sấu ở miền Tây phát triển khá rầm rộ. Theo số liệu thống kê, tổng đàn cá sấu nuôi tại Đồng Tháp, An Giang và Long An từ năm 2011 đến nay lên đến 72.000 con. Riêng tại Bạc Liêu lên tới 320.000 con, đứng đầu các tỉnh.
Bắc Giang có diện tích nuôi trồng thuỷ sản vào khoảng 12. 000 ha, sản lượng đạt trên 27 nghìn tấn/năm và là địa phương có diện tích và sản lượng thuỷ sản lớn thứ 2 trong số 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau Quảng Ninh. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề tiêu úng đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản vẫn bộc lộ những bất cập.
Ngày 30-8, UBND huyện An Phú tổ chức lễ phát động và thả 1.500kg cá giống, với số lượng khoảng 1,2 con giống, thuộc 20 loại cá bản địa có nguồn gốc từ tự nhiên xuống Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu đến dự và tham gia lễ thả cá.