Thạch Cảnh Vượt Lên Chính Mình

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...
Khi chúng tôi hỏi đường đến nhà anh Thạch Cảnh thì bà con ai cũng biết bởi vợ chồng anh nổi tiếng cần cù, siêng năng, chăm chỉ lao động ở ấp này. Anh Thạch Cảnh kể: Trước đây anh đi bộ đội ở chiến trường Campuchia.
Sau khi giải ngũ về quê cưới vợ nhưng gia đình nghèo quá không có tấc đất cắm dùi. Bởi thế cuộc sống vợ chồng anh “tha hương cầu thực”, quanh năm suốt tháng chỉ biết đi cắt lúa mướn, làm thuê khắp nơi để có cái ăn hàng ngày. Thấy vậy, một người bà con bên vợ đã cho vợ chồng anh đất để cất nhà. Và niềm vui nhân đôi khi vợ anh, chị Trần Thị Trang sinh đứa con gái đầu lòng.
Tuy nhiên, niềm vui chưa được tày gang thì con gái anh có biểu hiện bất thường, sau đó các bác sĩ xác định con anh bị nhiễm chất độc da cam (có thể là hậu quả khi anh ở chiến trường Campuchia).
Nhằm chia sẻ sự khó khăn của gia đình anh Thạch Cảnh, đầu năm 2010, Nhà nước đã tặng gia đình anh 2 con bò để nuôi. Với tính cần cù, chịu học hỏi, chăm sóc đúng kỹ thuật nên đến đầu năm 2013 đàn bò của anh đã được 4 con.
Anh Cảnh bán một con bò giá 20 triệu đồng để lấy số tiền này mua máy gặt đi thu hoạch lúa mướn cho bà con trong vùng. Nhờ có chiếc máy này mà thu nhập hàng tháng của gia đình anh cũng được từ 6 – 8 triệu đồng. “Cuối năm nay đàn bò nhà tôi sẽ tăng lên 6 con. Ngoài ra tôi còn mua được miếng đất để trồng lúa…” - anh Thạch Cảnh hồ hởi khoe.
Nhờ tính cần cù, chất phác mà giờ gia đình an Thạch Cảnh có cuộc sống khá đầy đủ, có đất trồng lúa, có đàn bò, có thu nhập hàng ngày ổn định. Tấm gương “vượt lên chính mình” của anh Thạch Cảnh đã làm cho nhiều người nể phục…
Related news

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì vụ hè thu năm nay, địa phương chỉ có kế hoạch trồng 2.200 ha sắn, nhưng thực tế đến nay diện tích sắn tăng lên đến 3.788 ha. Diện tích sắn tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tình trạng lấn chiếm, phá rừng diễn biến phức tạp.

Năm 2014, lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Niềm vui không phải chờ đến cuối năm. Mới hết tháng 10/2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đã tới 1,1 tỷ USD. Cùng với gạo, cà phê, hạt điều, tiêu Việt Nam thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

Sau 7 tháng chăm bẵm, lứa heo giống do Hội Nông dân tỉnh trao tặng cho các hộ gia đình nghèo đã sinh sản lứa đầu tiên. 160 con heo giống (trị giá 1,5 triệu đồng mỗi con) trao đi, là ngần ấy hy vọng và niềm vui của cả trăm hộ nông dân Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Tịnh, Bình Sơn khi nhận được cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nam, niên vụ 2013/2014 giá cà phê khá thấp, điều đáng nói là khi sàn kỳ hạn tăng thì giá nội địa cũng chỉ tăng theo ở mức khiêm tốn, còn khi giá kỳ hạn giảm thì giá nội địa lại rớt thảm hại. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do chất lượng, thương hiệu và kỹ năng bán hàng của Việt Nam còn yếu.

Hiện nay, tình trạng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đang là nỗi lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.