Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Hiện Bảo Bối Từ Cây Mướp

Phát Hiện Bảo Bối Từ Cây Mướp
Publish date: Thursday. March 22nd, 2012

Nỗi đau biến thành sức mạnh

Thấy vợ và con gái chết trong oan ức, anh đã gửi đơn kiện bệnh viện lên tòa án và quyết định về nông thôn sống. Để ngăn không cho Đồng Trưởng Viễn về nông thôn, anh trai của anh thậm chí đã mạnh tay đánh anh. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng sau khi Đồng Trưởng Viễn trở về nông thôn anh lại có thể tạo ra một kỳ tích trong cuộc đời và sự nghiệp của mình.

Trở về nông thôn, để quên đi những hồi ức đau khổ anh Đồng thuê 160 mẫu đất hoang, trong thời gian đợi phán quyết của tòa án, anh đã biến nỗi đau thành sức mạnh, nỗi đau đó như được vùi xuống đất để tưới tốt cho vườn cây ăn quả và những cây giống.

Tháng 4 năm 2004, Đồng Trưởng Viễn cuối cùng cũng đợi được bản phán quyết của tòa án. Tòa án nhân dân Quận Thục Sơn TP Hợp Phì tuyên vợ và con của anh Đồng thiệt mạng là do trách nhiệm của bệnh viện. Để có được kết quả này anh Đồng phải đợi chờ trong suốt 3 năm. Trong 3 năm này, anh đã cải tạo và trồng cây giống, cây ăn quả trên toàn bộ 160 mẫu đất hoang.

Ở lại với cây mướp

Lãnh đạo tòa báo Trưởng Phong biết tin anh Đồng đã thắng kiện nên có ý muốn mời anh quay trở lại làm việc bởi anh vốn là một nhà báo ưu tú của tòa soạn. Thế nhưng anh đã từ chối. Lý do đơn giản vì khu đất anh khai hoang là nơi đã giúp anh chôn vùi nỗi đau quá khứ. Khi chăm sóc cho vườn cây anh Đồng cảm nhận được sự yên bình, vì thế anh không thể rời bỏ nơi này.

Tuy nhiên, khó khăn lại đến với anh, khi thành quả lao động lại không được như ý muốn do khó khăn về giá, thị trường mướp. Liên tiếp trong 3 năm anh đã thua lỗ hơn 600.000 nhân dân tệ, đây là số tiền anh trồng cây ăn quả và cây giống trong suốt 3 năm.

Tới năm 2008, anh Đồng đã thua lỗ hơn 600.000 nhân dân tệ. Tháng 10 năm 2008, Đồng Trưởng Viễn quyết định thu mua lô mướp cuối cùng theo đúng hợp đồng rồi sẽ không làm nữa. Tuy nhiên, một vị khách tới từ Hà Nam đã khiến cho anh thay đổi suy nghĩ. Vị khách đó là anh Châu Ngụy Phong.

Phát hiện bảo bối từ cây mướp

Châu Nguy Phong nói rằng anh Đồng sau này sẽ kiếm được rất nhiều tiền, khối tài sản đó nằm ở chính những dây mướp bị người nông dân vứt đi làm phế liệu. Điều này ai cũng lấy làm lạ, kể cả Đồng Trưởng Viễn.

Đồng Trưởng Viễn: “Tôi có hỏi là thứ nước này có tác dụng gì? Anh ta chỉ nói với tôi là làm nguyên liệu, nhưng khi tôi hỏi là làm nguyên liệu để sản xuất ra cái gì thì anh ta không trả lời.”

Theo lời yêu cầu của Châu Nguy Phong, trong 1 tuần anh Đồng đã thu được trên 10.000 lít nước từ dây mướp, và thu về 40.000 nhân dân tệ. Vất vả bán mướp 3 năm lỗ vốn mất 600.000 nhân dân tệ, trong 1 tuần bán thứ nước chảy từ dây mướp lại kiếm về 40.000 nhân dân tệ một cách dễ dàng.

Đồng Trưởng Viễn: ‘Tôi nghĩ mấy ngày liền, cảm giác có điều gì đó, chắc chắn là có nghi vấn, tôi phải làm rõ, trước tôi là nhà báo nên điều gì cũng phải tìm hiểu rõ ngọn ngành đã thành thói quen rồi.”

Anh Đồng Trưởng Viễn mang theo thứ nước tiết ra từ dây mướp tới tìm giáo sư Tôn Cự Hán. Những lời giải thích của giáo sư Tôn khiến anh rất vui mừng. Cuối cùng anh đã biết bí mật của thứ nước tiết ra từ thân dây mướp.

Giáo sư Tôn Hàn: “ Thứ nước này trong sách Đông y có ghi, gọi là Thiên La Thủy, nó là một loại thuốc đông y, nó có chứa chất chống lão hóa, và chất này có tác dụng làm đẹp cho da.”

Thân bò của mướp bị cắt sẽ tiết ra một thứ nước, và ngày nay khi mà ngành sản xuất mỹ phẩm đang hướng tới những nguồn nguyên liệu tự nhiên, không chứa chất hóa học thì loại nước mướp này rất được ưa chuộng, không đủ nguồn cung.

Tới năm 2009, anh Đồng nâng mức đầu tư, ngoài việc thuê thêm 400 mẫu đất, anh còn thuê 1100 mẫu đất của các hộ nông dân trông mướp trong vùng. Cứ tới tháng 5, trời vừa tối là anh dẫn theo công nhân vào vườn trồng mướp để thu thập nước tiết ra từ dây mướp.

Đồng Trưởng Viễn: “Buổi tối thực vật sẽ có khả năng hút nước mạnh hơn rất nhiều, ban ngày có ánh nắng mặt trời, nó sẽ không tiết ra nhiều nước.”

Anh Đồng chọn 1 chỗ cách gốc mướp 1 mét để cắt rời, sau đó lấy chai nước để hứng trong 1 đêm. Qua 1 đêm, tới sáng hôm sau sẽ có thể hứng được 0,5 lít nước. Thứ nước tiết ra từ dây mướp trong các chai sẽ được đổ vào một thùng lớn. Anh Đồng cho biết trong điều kiện nhiệt độ bình thường sẽ bảo quản được trong 3 ngày. 
Từ đó, cơ sở trồng mướp của anh Đồng Trưởng Viễn nhanh chóng có giấy chứng nhận về năng lực sản xuất của một doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm. Tới năm 2011, sản phẩm của anh đã được bán ra ở trên 100 cửa hàng chuyên kinh doanh mỹ phẩm, và hơn 300 cửa hàng trên Internet.

Tháng 5 tới tháng 8 là vào mùa thu hoạch mướp, nhưng để đảm bảo lượng sản xuất của nhà máy, anh Đồng giảm số lượng quả mướp bán ra, và tăng lượng nước mướp thu hoạch. Tới nay anh đã gắn kết toàn bộ các công đoạn trồng trọt, tiêu thụ, gia công thành một dây chuyền sản xuất.


Related news

Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững

Nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn đã tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, đoàn kết, khắc phục khó khăn, lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.

Tuesday. June 23rd, 2015
Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Tuesday. June 23rd, 2015
Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài khiến đàn gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh và là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh như: Tiêu chảy, phó thương hàn, tụ huyết trùng... phát sinh, lây lan, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để duy trì và đảm bảo tổng số đàn vật nuôi, huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mùa nắng nóng. Nhờ vậy nhiều năm nay, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra hay gia súc bị chết vì nắng nóng.

Tuesday. June 23rd, 2015
Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.

Tuesday. June 23rd, 2015
Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa

Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

Tuesday. June 23rd, 2015