Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Nuôi Nhím Và Sự Suy Thoái

Nghề Nuôi Nhím Và Sự Suy Thoái
Publish date: Thursday. June 5th, 2014

Cái điệp khúc “được mùa, mất giá”, cùng vấn đề đầu ra sản phẩm không ổn định luôn là bài toán nan giải cho các sản phẩm nông nghiệp. Một lần nữa, điệp khúc này lại trở lại đối với nghề nuôi nhím.

Nhớ lại vào những năm 2009-2010, nuôi nhím nổi lên như một nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, đã có một số hộ gia đình đổi đời nhờ nghề nuôi nhím. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là tiền mua nhím giống khá lớn, nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết định nuôi, thậm chí có nhiều hộ không ngần ngại vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi nhím với quy mô lớn.

Bởi vậy, cái nghề lạ lẫm đó nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tại thời điểm 2009-2010, trên địa bàn tỉnh có gần 1.000 hộ dân, nuôi hơn 8.000 cá thể nhím các loại.

Những tưởng sự kỳ vọng về sự đổi đời nhờ nghề nuôi nhím của nhiều hộ dân sẽ trở thành hiện thực, thế nhưng mọi thứ lại ngược lại với sự mong đợi. Những năm gần đây, nghề nuôi nhím không những không giúp các hộ dân xóa đói, giảm nghèo mà còn khiến họ phải lao đao, con nhím vô hình chung lại trở thành gánh nặng cho nhiều hộ dân.

Với vẻ trầm tư, chị Nguyễn Thị Ninh, xã Quảng Vọng (Quảng Xương) kể về sự thăng trầm cùng nghề nuôi nhím. Năm 2010, thấy nhiều hộ dân phất lên nhờ nghề nuôi nhím giống, gia đình chị đã dốc hết vốn liếng để mua về 2 đôi nhím giống, với tổng số tiền gần 40 triệu đồng.

Ban đầu, theo dự tính của gia đình, sau nửa năm, 2 đôi nhím giống cho lứa sinh đầu tiên, mỗi đôi sinh 2 con. Chỉ sau một thời gian ngắn, nghề nuôi nhím đã đem lại cho gia đình chị khoản thu nhập không nhỏ.

Tuy nhiên, thời hoàng kim này không duy trì được lâu, đến năm 2012, nghề nuôi nhím bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái và cho đến nay thì cái nghề từng đem lại lợi nhuận cao lại khiến gia đình chị phải dở khóc, dở cười bởi không có nơi tiêu thụ. Loài con nuôi được xem là đặc sản với giá bán cao ngất ngưỡng tới 400.000-500.000 đồng/1kg thịt thương phẩm, thì nay chỉ còn được bán với giá 1,5 -2 triệu đồng mỗi đôi giống và 120.000-150.000 đồng/1kg nhím thương phẩm mà vẫn không tìm được đầu ra.

Nói về nguyên nhân nghề nuôi nhím tụt dốc thê thảm, hầu hết các hộ nuôi nhím đều cho rằng: Nguyên nhân chính là do không có thị trường tiêu thụ. Sở dĩ, xảy ra tình trạng này là bởi, vốn dĩ đây là nghề tự phát, nên khi nghề nuôi nhím mới xuất hiện, sự hiếu kỳ khiến nhu cầu thị trường và giá cả được đội lên gấp nhiều lần, nhưng khi nghề được phát triển lên đến đỉnh điểm cũng là lúc nhu cầu thị trường bão hòa, bởi vậy giá nhím bị giảm mạnh.

Không những giá bị giảm mạnh mà người nuôi nhím còn không tìm kiếm được thì trường do nhím là loài động vật có thị trường tiêu thụ hẹp, chủ yếu được bán vào các nhà hàng, khách sạn chứ không được bán rộng rãi, phổ biến như những con nuôi khác, nên khi con nhím không còn là của lạ đối với các thực khách nữa thì nhu cầu của những nơi tiêu thụ cũng giảm đi trông thấy. Và lẽ dĩ nhiên, nghề nuôi nhím cũng từ đó mà suy thoái theo.

Sự suy thoái của nghề nuôi nhím có lẽ là bài học và là lời cảnh báo cho các hộ dân chạy theo phong trào, tự phát trong phát triển kinh tế, giá cao thì ồ ạt tăng đàn, đến khi bão hòa thì lại rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Qua bài học từ sự suy thoái của nghề nuôi nhím, thiết nghĩ các cấp, các ngành cần có các chính sách đặc thù để hỗ trợ các hộ dân đầu tư, khuyến khích, bảo tồn gắn với phát triển các loài động vật hoang dã; quy hoạch vùng chăn nuôi như các loại động vật thông thường khác.

Cán bộ nông nghiệp, khuyến nông cần phát huy hơn nữa vai trò để phối hợp với các cấp chính quyền trong việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, lựa chọn mô hình chăn nuôi phù hợp, qua đó đưa ra những dự báo, cảnh báo sớm cho người dân để họ không chạy theo các phong trào phát triển kinh tế theo kiểu tự phát.


Related news

Cánh Đồng Mẫu Cà Phê Đầu Tiên Tại Tây Nguyên Cánh Đồng Mẫu Cà Phê Đầu Tiên Tại Tây Nguyên

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang triển khai thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hòa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.

Friday. May 31st, 2013
Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000.

Friday. May 31st, 2013
Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi)

Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.

Friday. May 31st, 2013
Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Với 11 công đất vườn trồng cây có múi, ông Trương Văn Hoa, ở ấp 3 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) hàng năm thu hoạch vài trăm triệu đồng. Hiện, ông là Tổ trưởng Tổ liên kết bưởi da xanh của ấp.

Friday. May 31st, 2013
Cá Thát Lát Cườm Ở Đức Linh (Bình Thuận) Cá Thát Lát Cườm Ở Đức Linh (Bình Thuận)

Đến năm 2015, huyện Đức Linh (Bình Thuận) tập trung phát triển nuôi cá thát lát cườm tại các vùng đã quy hoạch nuôi tập trung, gồm Võ Xu 20 ha, Đa Kai 70 ha, Vũ Hòa 35 ha, Đức Tài 24 ha. Đồng thời ưu tiên phát triển, đẩy mạnh phong trào tại các xã có Chi hội nghề cá như Đông Hà, Trà Tân, Đức Hạnh, Đức Tín, Nam Chính.

Saturday. June 1st, 2013