Sản xuất chè an toàn đòi hỏi cấp thiết
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo một số cục, vụ, viện của Bộ NN-PTNT; đại diện 31 tỉnh, thành sản xuất chè, các doanh nghiệp, HTX trồng chè. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.
Báo động
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu chè nhưng chỉ đạt 3,5 - 4 điểm trên thang điểm 10 của thế giới về chất lượng chè xuất khẩu.
Trong thời gian qua, Bộ NN-PTNT, các đơn vị trực thuộc Bộ, các địa phương đã nỗ lực để cải thiện tình hình song việc đảm bảo an toàn VSTP đối với sản phẩm chè vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Vì vậy, khẩn trương chấn chỉnh, tổ chức lại sản xuất chè theo hướng an toàn là đòi hỏi cấp thiết để tạo uy tín, nâng cao giá trị, thu nhập cho người làm chè.
Kết quả điều tra của Cục BVTV năm 2012 cho thấy, diện tích sản xuất chè theo hướng an toàn chỉ chiếm 3% tổng diện tích chè toàn quốc. Các hộ nông dân sản xuất chè sử dụng tới 81 loại thuốc thuộc 53 hoạt chất để phun trừ sâu bệnh trên chè.
Trong đó, có 37 hoạt chất không nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng (chiếm 69%). Thực tế sử dụng thuốc BVTV, có 49% nông dân phun nồng độ cao hơn hướng dẫn; 64% phun hỗn hợp 2 loại thuốc và 14% phun hỗn hợp 3 loại thuốc. Gần 50% nông dân phun trên 7 lần/vụ, có nhiều hộ phun tới 4 lần/tháng.
Trong khi đó, số lượng cán bộ được biên chế làm công tác thanh tra, kiểm tra thuốc BVTV rất hạn chế. Trung bình mỗi cán bộ phải quản lý trên 70 cửa hàng.
Từ thực tế trên, PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV, cho rằng, các loại sâu bệnh trên chè không phải là khó phòng trừ. Người làm chè chỉ cần sử dụng thuốc BVTV khi nào thật cần thiết và phải sử dụng với nguyên tắc "4 đúng".
Vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV đáp ứng yêu cầu đảm bảo ATTP trên sản phẩm chè không phải là vấn đề kỹ thuật mà là việc tổ chức lại sản xuất. Người làm chè là thành viên của doanh nghiệp, HTX, các tổ chức thì mới có thể giám sát cộng đồng và đồng loạt thực hiện đảm bảo ATTP được.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt, có các tổ chức chứng nhận VietGAP đã cấp giấy cho 197 cơ sở sản xuất chè với diện tích 9.300 ha.
Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất chè an toàn vẫn chưa gắn giữa chế biến với sản xuất nguyên liệu, nhiều cơ sở không có vùng nguyên liệu; giá cả thu mua không hợp lý nên không khuyến khích người sản xuất coi trọng chất lượng nguyên liệu.
Cùng với đó, kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất chè an toàn chưa có nguồn kinh phí riêng để thực hiện. Lãnh đạo Cục Trồng trọt đã đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất chè an toàn trong thời gian tới như quy hoạch sản xuất chế biến chè phải gắn với quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, quản lý Nhà nước về sản xuất và chế biến…
Ông Hoàng Văn Dũng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Thái Nguyên cho biết, sản xuất, chế biến sản phẩm chè tại Thái Nguyên đang theo hướng tích cực: Tăng về diện tích, năng suất, sản lượng trong khi đó chất lượng và giá trị cũng ngày càng tăng cao.
Rõ ràng giải pháp tập trung phát triển vùng nguyên liệu chè búp tươi chất lượng cao theo hướng cung cấp nguyên liệu chè xanh chất lượng đang phát huy hiệu quả và sẽ là giải pháp kinh tế kỹ thuật mang tính cốt lõi trong sản xuất chè an toàn.
Phát triển chè an toàn đang là đòi hỏi tất yếu và cấp thiết
Báo cáo của Sở NN-PTNT Lâm Đồng - vựa chè của cả nước nhận định, việc xây dựng những cánh đồng chè mẫu lớn sẽ là giải pháp tốt nhằm kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ. Qua đó, đảm bảo tính tự giác của mối quan hệ tam giác giữa người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng.
Tổ chức lại sản xuất
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và người làm chè đã đưa ra nhiều giải pháp để chấn chỉnh và cải thiện tình hình đảm bảo ATTP trên sản phẩm chè. Mỗi ngành, mỗi địa phương đều có cách làm đặc trưng.
Tuy nhiên, giải pháp quan trọng nhất phải tập trung chỉ đạo, gấp rút thực hiện là hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân tổ chức lại sản xuất. Cụ thể là hình thành các tổ hợp tác, HTX hoặc liên doanh, liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức… Mặt khác, tất cả những hình thức tổ chức sản xuất trên đều phải vận hành kỹ thuật sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, VietGAP, GlobalGAP, UTZ, ISO…
Nhằm đảm bảo cho giải pháp trên thực thi, Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan trực thuộc Bộ và các địa phương phải nghiên cứu để sớm đưa ra được hệ thống chính sách mạnh mẽ, đủ sức nặng.
Theo Bộ trưởng, giải pháp nói trên đi kèm với hệ thống cơ chế chính sách cần triển khai càng nhanh càng tốt, nhằm khẩn trương nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm chè cũng như thu nhập cho người làm chè.
Related news
Trên địa bàn Hậu Giang, hiện nay chưa có khách hàng vay nuôi tôm, chỉ có khách hàng vay vốn để nuôi cá tra. Tính đến hết tháng 3-2014, tổng dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản trên toàn địa bàn là 2.098 tỉ đồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ cho vay, trong đó chủ yếu cho vay nuôi cá tra, với dư nợ 1.025 tỉ đồng.
Cuối năm nay, Lý Sơn cũng sẽ có điện lưới quốc gia được thực hiện xuyên biển bằng cáp ngầm. Đây đều là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy huyện đảo vốn giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược quan trọng phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng.
Ở thời điểm mà những ruộng lúa Xuân muộn vẫn còn đứng cái, hứng chịu cái nắng gắt gỏng chờ ngày trổ bông và đứng trước nguy cơ bị rầy nâu tấn công, phá hoại thì chỉ hơn chục ngày nữa thôi, người dân Nà Pâu, xã Lạc Nông (Bắc Mê) sẽ ăn mừng lúa mới. Một sự “đột phá” về chuyển đổi mùa vụ đang mang lại hiệu quả rõ nét nơi đây.
Để phát triển và nhân rộng mô hình tổ, đội khai thác thủy sản, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để ngư dân thấy được lợi ích của việc tổ chức khai thác hải sản theo tổ, đội, đặc biệt là các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ, kết hợp với bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển.
Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có trên 500 ha mãng cầu xiêm, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh…Sau một thời gian giá tăng cao, nay giá đã giảm mạnh.