Năm 2015, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản sẽ giảm 19%?
Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt gần 253 triệu USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu tôm trong từng tháng (từ tháng 1 đến tháng 6) đều giảm so với các tháng của cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tôm trong tháng 2 giảm mạnh nhất.
Nguyên nhân, theo VASEP là do Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm. Đồng thời, đồng Yên mất giá so với đồng USD cũng làm giảm nhập khẩu tôm vào Nhật Bản.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) là 2 mặt hàng tôm nhập khẩu chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này của Việt Nam tương đương với Thái Lan.
Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất, Indonesia đứng thứ 2. Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này của Việt Nam cao hơn 1 chút so với Indonesia.
Về thuế nhập khẩu vào Nhật Bản, các nhà cung cấp tôm của Việt Nam có lợi thế hơn do chịu mức thuế thấp hơn hoặc bằng các nhà cung cấp đối thủ trên thị trường Nhật Bản.
VASEP dự báo: Nhu cầu tôm từ thị trường Nhật Bản dự kiến vẫn thấp trong 6 tháng cuối năm do đồng Yên giảm giá và suy thoái kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này nửa cuối năm nay dự kiến đạt 345 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm cả năm 2015 sang thị trường Nhật dự kiến đạt 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.
Related news
Thực hiện mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ màu, nhiều nông dân tại xã Phú Ninh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã chọn cây bắp lai trồng trên đất lúa cho lợi nhuận khá.
Bình Đại (Bến Tre) đang cố gắng khôi phục diện tích trồng cây ca cao bị chết do biến đổi khí hậu và triển khai nhiều giải pháp mở rộng diện tích, trong đó chú trọng việc sử dụng các loại giống có triển vọng như: TD3, TD5, TD7, TD8, TĐ, TD10, TD11.
Từ đầu năm đến nay, nhiều vườn đu đủ của nông dân xã Đá Bạc (huyện Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu) đã bị nhiễm bệnh “khảm vàng” với tốc độ lây lan nhanh, làm năng suất thu hoạch giảm mạnh.
Những tháng đầu năm diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm trắng ở Bình Thuận gần 2.400 lượt ha. Nhờ tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ nên đến cuối tháng 5 giảm còn 44 ha. Tuy vậy vào tháng 6 do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nên bệnh đốm trắng trên cây thanh long có chiều hướng phát triển, diện tích bị nhiễm thêm 94 ha, nâng tổng số nhiễm bệnh đến nay trên cây thanh long toàn tỉnh là 144 ha.
Nông dân Lê Văn Chơn (31 tuổi) ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) cho biết, tận dụng ao nuôi cá tra bỏ trống (khoảng 5.000m2), ông chuyển sang mô hình nuôi trứng nước.