Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt

Thực hiện chương trình khuyến nông thường xuyên năm 2014, ngày 22/8/2014, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Tập huấn & Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp (CGCNNN) Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai giảng lớp tập huấn ToT chuyên đề về "Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt".
Lớp tập huấn có 32 học viên là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông của 4 tỉnh/TP: Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, An Giang và Vĩnh Long. Giảng viên chính của lớp tập huấn là PGS.TS Nguyễn Văn Kiểm - Nguyên Trưởng Bộ môn Nuôi nước ngọt – Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ - người có nhiều năm nghiên cứu và xây dựng các mô hình thủy sản nước ngọt nên đã tạo điều kiện cho học viên rất hào hứng trao đổi, học hỏi.
Khóa tập huấn kéo dài trong 5 ngày (từ ngày 22- 26/7/2014) nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông về tình hình nuôi cá lóc lót bạt, đặc điểm sinh học cá lóc, kỹ thuật kích thích cá sinh sản, phòng và trị một số bệnh trên cá lóc...
Nuôi cá lóc hiện nay đang phát triển rất mạnh ở khu vực Nam Bộ với nhiều hình thức khác nhau, cho năng suất và thu nhập cao. Để hiểu rộng hơn về nhu cầu cần thiết của thực tế, học viên được trao đổi, giới thiệu cả về kiến thức sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lóc theo các hình khác như nuôi gièo, nuôi ao...
Ngoài học lý thuyết, học viên được tham quan một số mô hình nuôi cá lóc tiêu biểu tại xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Related news

Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành huyện Thuận Nam quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm đáng kể, góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống nhân dân.

Ít ai ngờ dưới chân núi Cà Đú nắng tháng tư khô khốc là những vườn nho đang mùa cho trái ngọt. Vườn nho tiếp nối vườn nho lá xanh biêng biếc, trái chín treo chật cành. Nông dân địa phương đoàn kết nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu trên vùng đất sỏi bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Anh Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, khu phố 5, thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ sản xuất nông nghiệp.

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.