Giống Lúa ĐT34 Cho Năng Suất Hơn 80 Tạ/ha
Sau 3 năm được khảo nghiệm tại Quảng Ngãi, thực tế sản xuất thấy, giống lúa ĐT34 có nhiều triển vọng, ưu thế vượt trội về năng suất cũng như phẩm chất gạo.
Vụ đông xuân 2012-2013, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn đã triển khai mô hình sản xuất trình diễn giống lúa mới ĐT34 tại 5 địa điểm: HTX Khánh Thành (Sơn Tịnh), HTX Bồ Đề, HTX thị trấn Mộ Đức, HTX Vĩnh Trường và Trạm Giống Đức Hiệp.
ĐT34 được canh tác theo quy trình kỹ thuật là đất được cày bừa kỹ, lượng giống gieo sạ là 4kg/sào, lượng phân bón từ 350-500kg phân chuồng, 20-25kg lân, 12-14kg urê, 6-7kg Kali, chia làm 4 lần bón, trong đó có 3 lần bón chính, kết hợp với thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu bệnh.
Kết quả so với giống đối chứng ĐV108, ĐT34 có nhiều ưu điểm vượt trội như: Thời gian sinh trưởng dài hơn từ 3-5 ngày; chiều cao cây hơn từ 15-21 cm; số hạt/bông cao hơn từ 9,3-24,8 hạt/bông và trọng lượng 1.000 hạt hơn 6-6,4 gam.
Đặc biệt, so với giống đối chứng, ĐT 34 gieo sạ trên đất chân vàng cho năng suất vượt trội từ 80,8-82,5 tạ/ha, khả năng thích ứng tốt trên các vùng sản xuất từ chân đất cát pha đến chân cao hay chân vàng thấp.
Qua thực tế sản xuất thử ở các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định cho thấy, giống ĐT34 có thời gian sinh trưởng 108-110 ngày, tùy theo vụ và vùng gieo sạ, cây cứng, chống đổ ngã tốt, đẻ nhánh to khỏe; gạo cho cơm ngon mềm và mùi thơm nhẹ.
Theo ông Đoàn Văn Nhân- Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi, ĐT34 có nhiều ưu điểm vượt trội cả năng suất lẫn chất lượng gạo, phù hợp với cả vụ đông xuân và hè thu. Tuy vậy, điểm yếu của giống lúa này là dễ nảy mầm trên hạt nên Trung tâm sẽ chọn dòng, phục tráng và có những khuyến cáo cụ thể khi đưa vào sản xuất đại trà.
Related news
Hơn 6 năm qua, nhờ trồng dứa trái vụ, nông dân thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã khai thác hiệu quả quỹ đất đồi bãi, cải thiện cuộc sống.
Ngày 20/3, tại UBND huyện Cầu Ngang, Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Hội thảo Khoa học kỹ thuật nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy thoái môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi.
Những năm qua, hưởng ứng chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững, nhiều bà con huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thực hiện thành công và cải thiện nguồn thu nhập cho gia đình - điển hình như hộ gia đình ông Lê Phước Thiện (sinh năm 1968) ngụ ấp 1, xã An Hòa, huyện Tam Nông.
Sáng 22/3, UBND huyện Tuy An (Phú Yên) đã tổ chức buổi họp triển khai biện pháp giải quyết các trường hợp xây dựng hồ nuôi tôm tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn, xã An Mỹ (Tuy An), gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai và gây dư luận không tốt trong nhân dân trong suốt thời gian qua.
Hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống ngành Thuỷ sản (1-4), sáng ngày 21-3, tại Cảng cá Ninh Chử (xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận tổ chức thả 625.000 tôm giống xuống biển, nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.