Sản xuất thực phẩm hữu cơ đang là xu hướng thời thượng
Thời gian gần đây, chúng ta nghe nói rất nhiều đến cụm từ “TPHC”. Vậy như thế nào được gọi là TPHC thưa ông?
- TPHC là những sản phẩm chỉ được phép sử dụng nguyên liệu đầu vào là hữu cơ hoặc có nguồn gốc hữu cơ, an toàn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong đó, TPHC được phân ra hai loại là thực phẩm động vật hữu cơ và thực vật hữu cơ.
Động vật hữu cơ là động vật được nuôi ở nơi riêng biệt, thức ăn nước uống không có hóa chất, như thuốc trừ sâu bọ trên đồng cỏ, hóa chất bón cỏ; không được nuôi lớn vật nuôi bằng kích thích tăng trưởng nhân tạo, các loại kích thích khác và không được nuôi bằng các bộ phận của động vật khác.
Thực vật hữu cơ (rau, củ, quả) phải được sản xuất hoàn toàn không có hóa chất (phân bón hóa học, thuốc BVTV…) mới được gọi là rau hữu cơ (ảnh chụp ở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội).
Còn TPHC thực vật là các loại rau, củ, quả được tưới bón bằng phân thiên nhiên, diệt trừ sâu bọ bằng cách tự nhiên như sử dụng sâu bọ, chim hoặc con người tự bắt, tuyệt đối không dùng hóa chất. Đây là sản phẩm đáp ứng được mong mỏi của người dân, vừa có chất lượng tốt, đảm bảo được VSATTP, môi trường…
Sản xuất TPHC phải tuân theo một quy trình sản xuất khép kín, công phu. Vậy người sản xuất và tiêu dùng sẽ được lợi gì từ quy trình này?
- Công bằng mà nói, hiện việc sản xuất TPHC chưa tạo được hiệu quả kinh tế cao như mong muốn, nếu không muốn nói là vẫn còn rất thấp, bởi trong cơ chế thị trường động lực cao nhất là lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu người sản xuất ý thức được việc sản xuất TPHC để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho xã hội cũng như cho chính mình, khi đó họ mới yên tâm. Vì vậy, rất cần một cơ chế chính sách, đặc thù. Lâu nay, chúng ta vẫn nghe báo, đài nói nhiều về chuyện 2 luống rau, một luống gia đình ăn thì không phun thuốc, còn luống để bán thì phun vô tội vạ.
Hiện có rất nhiều trang trại rao bán rau hữu cơ, thịt lợn, gà hữu cơ… Ông có thể cho biết hiện có bao nhiêu trang trại, vùng được công nhận là “TPHC” và việc quản lý các trang trại này ra sao, thưa ông?
"Nếu sản xuất TPHC, nông dân sẽ được lợi trước tiên khi không phải chịu rủi ro về hóa chất (do sử dụng thuốc, phân bón sinh học…). Tiếp đó đến người tiêu dùng vì họ được dùng các sản phẩm sạch, an toàn”.
TS Nguyễn Trí Ngọc
- Việc quản lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Do việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chưa rõ ràng, rành mạch, chưa có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản xuất và kinh doanh chưa đồng bộ, vì thế việc kiểm tra, giám sát gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ, quy trình cho cà chua, rau ăn lá, củ, cá, trâu, bò… phải khác nhau chứ không thể đồng nhất được.
Hơn nữa sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với sản phẩm hữu cơ chưa thực sự thỏa đáng, do đó các chính sách để hỗ trợ phát triển TPHC dường như chưa có mà mới chỉ hỗ trợ cho mô hình VietGAP, rau an toàn… Nhưng số lượng này còn khá khiêm tốn. Hiện chúng tôi chưa thống kê cụ thể số lượng các trang trại và sản lượng TPHC, song theo ước đoán, số lượng này vẫn khá ít.
Ông nhận định gì về tương lai của việc sản xuất và tiêu thụ “TPHC”?
- Chắc chắn nhu cầu sử dụng TPHC sẽ ngày càng tăng. Bởi không chỉ ăn ngon, mặc đẹp mà con người đang hướng tới ăn ngon, xanh, sạch, an toàn, bổ dưỡng… Cung tăng thì cầu sẽ tăng. Tuy nhiên, không thể phát triển ồ ạt, mà cần phải có lộ trình, kế hoạch và sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước. Như tôi đã nói ở trên, giá cả của thực phẩm hữu cơ hiện còn thấp, một phần do quy trình chưa đảm bảo, phần vì người dân chưa tin và khâu phân phối còn hạn chế…
Xin cảm ơn ông!
Related news
Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...
Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.
Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.