Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng sơ chế gắn với xây dựng thương hiệu

Tăng sơ chế gắn với xây dựng thương hiệu
Publish date: Wednesday. October 28th, 2015

Tuy nhiên, việc khai thác còn nhiều hạn chế chưa mang lại hiệu quả cao xứng với tiềm năng của vùng... Đó là ý kiến đánh giá chung tại Diễn đàn Khuyến Nông @ Nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức.

Diễn đàn thu hút nhiều đại biểu lãnh đạo thuộc các ban ngành cùng hơn 200  nông dân tham gia.

Tiềm năng lớn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trần Văn Khởi- Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh:

Diễn đàn là cơ hội để tìm kiếm cách tháo gỡ những vướng mắc, tìm ra các biện pháp tốt nhất cũng như lâu dài về phát triển cây  lâm sản ngoài gỗ.

Diễn đàn cũng sẽ là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân cùng trao đổi, tìm giải pháp để nâng cao kỹ năng sản xuất, tìm kiếm thị trường, liên kết thông tin giữa các bên, chung tay đẩy mạnh công cuộc bảo tồn, khai thác  lâm sản ngoài gỗ có hiệu quả nhất.

Ban cố vấn chương trình gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lâm nghiệp đang giải đáp thắc mắc của nông dân.

Theo đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, cần đẩy mạnh bảo tồn và phát triển  lâm sản ngoài gỗ để  nâng cao đời sống cho người dân miền núi.

Nhà nước nên  có các chính sách hỗ trợ, ưu tiên về vốn, điều tra cơ bàn và quy hoạch tài nguyên để làm cơ sở theo dõi, quản lý, gây trồng và phát triển  lâm sản ngoài gỗ, biến  lâm sản ngoài gỗ trở thành nguồn thu nhập hỗ trợ, đảm bảo sinh kế cho người dân làm nghề rừng, đồng thời phát huy tính đa dạng sinh học của rừng trong thời gian tới.

Là một trong những tỉnh nằm trong khu vực miền núi phía bắc, Hòa Bình có nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ dồi dào với tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Việc phát triển, khai thác  lâm sản ngoài gỗ có vai trò rất quan trọng đối với các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.  Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình- ông Trần Văn Tiệp cho biết: Trong những năm qua, Sở đã chỉ đạo các ban ngành tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng, thâm canh, chế biến một số loại  lâm sản ngoài gỗ chủ lực, phục hồi rừng bị thoái hóa, song đến nay vẫn còn chưa tương xứng với địa phương.

“Để phát triển lâm sản ngoài gỗ ngày càng tốt hơn, chúng tôi tiếp tục quan tâm toàn diện từ kiểm tra, rà soát, bổ sung quy hoạch trồng, chăm sóc, bảo tồn cũng như tăng cường quản lý, khai thác sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Mục tiêu là tiến tới hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất ngày càng nhiều hơn” – ông Tiệp nói.

Phát huy hiệu quả lợi thế sẵn có

Theo ông Trần Văn Khởi,  lâm sản ngoài gỗ gắn liền với cuộc sống của gần 24 triệu đồng bào miền núi và gần rừng, có nơi, nguồn thu từ  lâm sản ngoài gỗ chiếm 10-20% thu nhập kinh tế của một hộ gia đình.

Việc gây trồng hoặc khai thác, chế biến  lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên thu hút hàng vạn lao động trong khu vực.

Từ đó, góp phần phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản và xuất khẩu.

Cùng với mở rộng quy mô, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các doanh nghiệp, hộ gia đình, làng nghề sản xuất, kinh doanh  lâm sản ngoài gỗ phát triển.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu  lâm sản ngoài gỗ sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ.

Thực tiễn ở một số địa phương cho thấy, phát triển lâm sản ngoài gỗ đã góp phần khôi phục, nâng cao độ che phủ và bảo tồn đa dạng sinh học rừng; gây trồng  lâm sản ngoài gỗ trong những khu rừng không thích hợp cho sản xuất gỗ đã giúp nâng cao giá trị của những khu rừng này, là một phương thức bảo vệ về mặt kinh tế hạn chế việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác.

Theo nhiều đại biểu  tại diễn đàn, để tận dụng lợi thế của vùng, phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, cần có sự thống nhất công tác khuyến nông từ Trung ương đến cơ sở.

Đẩy mạnh cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo tồn, gây trồng và phát triển cây  lâm sản ngoài gỗ, đề xuất triển khai các mô hình khuyến nông về cây  lâm sản ngoài gỗ theo hướng xây dựng thành các vùng sản xuất hàng hóa hoặc có giá trị kinh tế cao, tạo thương hiệu sản phẩm, gắn với sơ chế để tăng giá trị hàng hóa.

Tăng cường các lớp tập huấn khuyến lâm đối với  lâm sản ngoài gỗ tại các vùng sản xuất truyền thống, vùng có tiềm năng phát triển để nâng cao kỹ năng sản xuất, chế biến, quảng bá sản phẩm của địa phương…

Tại diễn đàn, Ban cố vấn gồm những chuyên gia hàng đầu về lâm nghiệp đã giải đáp các thắc mắc của bà con nông dân dân về trồng cây  lâm sản ngoài gỗ, kỹ thuật nhân giống, trồng và phòng chống sâu bệnh cũng như các giải pháp tăng cường liên kết nhà nông – nhà doanh nghiệp trong phát triển thị trường lâm sản ngoài gỗ. 


Related news

Nông Dân Chịu Lép Nông Dân Chịu Lép

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu tháng 7 đến nay, giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL đang tăng. Giá gạo được doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu mua vào từ 6.850 - 7.000 đồng/kg đối với giống IR 50404 (tùy chất lượng), tăng khoảng 100-150 đồng/kg so với mức giá tuần rồi.

Thursday. July 17th, 2014
Trao Thưởng Cho Doanh Nghiệp Phát Triển Chăn Nuôi Trao Thưởng Cho Doanh Nghiệp Phát Triển Chăn Nuôi

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến thịt Vietstock 2014 do Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT tổ chức sáng 1/8 tại Hà Nội.

Saturday. August 2nd, 2014
Hiệu Quả Mô Hình Ghép Cà Phê Chồi Hiệu Quả Mô Hình Ghép Cà Phê Chồi

Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đak Lak nói riêng các vườn cà phê này đang bước vào thời kỳ già cỗi, tốc độ sinh trưởng phát triển giảm mạnh, năng suất kém nên vấn đề cưa đốn phục hồi vườn cây cần được áp dụng cấp bách trong canh tác hiện nay.

Thursday. July 17th, 2014
Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

Thursday. July 17th, 2014
Trại Bò Ông Xuân Trại Bò Ông Xuân

Về công việc cụ thể, ông Xuân nói sẽ đi theo 2 hướng nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt. Đơn giản ông nghĩ ông cha ta ngày xưa nuôi bò chỉ chăn thả ngoài đồng, lấy công làm lãi thì nay có vốn đầu tư sẽ nuôi bò để làm giàu. Sau thời gian vừa xây dựng chuồng trại, vừa bắt bò về nuôi ông Xuân đã có đôi chút kinh nghiệm với nghề.

Saturday. August 2nd, 2014