Triển Khai Nuôi Gà Bằng Chế Phẩm Thiên Nhiên Ở Cà Mau

Trong những ngày đầu tháng 10/2012, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai mô hình thực nghiệm nuôi gà bằng chế phẩm thiên nhiên cho 2 hộ dân thuộc xã Hòa Thành. Số gà được nuôi theo mô hình này là 1.500 con gà Lương Phượng.
Người dân được tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ 50% con giống cùng với những chi phí khác. Nuôi gà bằng chế phẩm thiên nhiên chỉ khác cách nuôi truyền thống ở chỗ thức ăn cho gà được trộn với chế phẩm thiên nhiên bao gồm: bột tỏi, bột nghệ, bột gừng theo tỷ lệ 2 kg chế phẩm cho 100 kg thức ăn.
Loại chế phẩm này có tác dụng ổn định hệ vi sinh vật, khống chế vi sinh có hại, hỗ trợ tiêu hóa… làm tăng sức đề kháng, gà ít bị bệnh, lớn nhanh. Sau thời gian 2,5 tháng nuôi, gà có thể xuất chuồng với trọng lượng từ 1,8-2 kg/con.
Cứ 3 kg thức ăn sẽ thu được 1 kg gà, chi phí giá thành thức ăn tăng không đáng kể, khoảng gần 200 đồng/kg.
Mô hình này được Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đánh giá đạt hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi có thể áp dụng được cho chăn nuôi nhỏ lẻ và trang trại. Từ mô hình này sẽ giúp bà con nông dân ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, nhất là trong thời điểm dịch bệnh trên gia cầm có nguy cơ bùng phát như hiện nay.
Related news

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.

Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.