Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Kiểm Soát Theo Chuỗi

Tăng Cường Kiểm Soát Theo Chuỗi
Publish date: Friday. June 29th, 2012

Thời gian qua, hàng loạt sự cố mất an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp được phát hiện khiến cho người tiêu dùng lo ngại. Để kiểm soát tốt hơn chất lượng nông sản, theo nhiều chuyên gia, cần đẩy mạnh quản lý theo chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ.

Lo ngại về chất lượng

Chỉ trong vòng hai tháng nay, liên tiếp những vụ mất ATTP được phát hiện. Riêng nhóm rau quả có đến hai sự cố, đó là rau cải thảo Trung Quốc nhiễm chất ướp xác formaldehyde và táo Fuji Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu. Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), chất lượng rau quả sản xuất trong nước hiện được đánh giá ở mức trung bình trong khu vực, với khoảng 7 - 8% lượng rau quả không an toàn.
 
Được sự hỗ trợ của Chính phủ Canada, 14 mô hình rau, quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và quản lý theo chuỗi đã được triển khai tại 8 tỉnh, thành phố trong đó có Hà Nội; 3 mô hình chăn nuôi lợn, gà an toàn được triển khai tại TP Hồ Chí Minh, Long An và Đồng Nai. Các mô hình bước đầu cho kết quả khả quan, cải thiện đáng kể chất lượng thực phẩm.

Lĩnh vực thủy sản cũng nảy sinh vấn đề về chất lượng, hết sự cố cá nhiễm kháng sinh Trifluralin, đến tôm có dư lượng Ethoxyquin. Mới đây, Bộ Y tế Nhật Bản vừa nâng tần suất kiểm tra về chỉ tiêu kháng sinh Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 30% sau khi phát hiện có 1 lô hàng bị nhiễm chất này. Việc kiểm tra có thể sẽ tăng lên 100% nếu phía Nhật phát hiện thêm 2 lô hàng nữa bị nhiễm và sau đó là cấm nhập tôm Việt Nam. 

Điều này gây bất lợi cho ngành thủy sản Việt Nam bởi Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm chủ lực của nước ta. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản băn khoăn, hiện nay khoảng 90% các vụ tranh chấp thương mại trong xuất khẩu nông sản của nước ta liên quan đến ATTP.

Đặc biệt, với mặt hàng thịt, sự việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa kịp lắng xuống, người tiêu dùng lại một phen xôn xao trước thông tin về thịt thối, thịt nhiễm bệnh được vận chuyển, tiêu thụ ra thị trường. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, 70% lượng thịt bẩn và chất cấm trong chăn nuôi "tuồn" vào Hà Nội và các tỉnh phía Nam chủ yếu qua Lạng Sơn. Trong khi đó, cơ quan chức năng mới chỉ bắt được các vụ buôn bán nhỏ lẻ mà bỏ qua các đầu nậu lớn. Các đầu nậu này thường thu gom gà, nội tạng xuất về TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Quản lý theo chuỗi

Để nâng cao chất lượng nông sản, đầu năm nay, Chính phủ đã thông qua Chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, xác định mục tiêu đến năm 2020, 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 100% người quản lý; 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP… Để đạt được mục tiêu trên, giải pháp hữu hiệu là đẩy mạnh kiểm soát chất lượng nông sản theo chuỗi, từ vật tư nông nghiệp đầu vào, sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu dùng.

 Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV nhận định, chuỗi thực phẩm an toàn là một mô hình có tính đột phá và bền vững, đáp ứng nguyện vọng người tiêu dùng. Kiểm soát theo chuỗi giúp cơ quan quản lý chủ động trong việc đánh giá, cảnh báo nguy cơ mất ATTP và khắc phục nhanh các sự cố xảy ra. Để mô hình này triển khai có hiệu quả, cần chú ý đến hai vấn đề chính là xây dựng lòng tin của người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ.

Quản lý theo chuỗi không chỉ giúp nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) chia sẻ, muốn xây dựng được chuỗi sản phẩm an toàn phải đảm bảo được 4 yếu tố: Thiết lập hệ thống chứng nhận chất lượng an toàn (3C, VietGAP, GlobalGAP…); cơ chế truy xuất nguồn gốc; bảo hộ thương hiệu sản phẩm và xây dựng kênh phân phối

Related news

Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Thursday. November 13th, 2014
Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Friday. November 14th, 2014
Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.

Sunday. November 9th, 2014
Nuôi Tôm Nước Lợ Những Tín Hiệu Đáng Mừng Nuôi Tôm Nước Lợ Những Tín Hiệu Đáng Mừng

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.

Monday. November 10th, 2014
Hốt Bạc Nhờ Trái Cây Rải Vụ Hốt Bạc Nhờ Trái Cây Rải Vụ

Nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng đang cười tươi khi trái chín được các thương lái tìm mua tận vườn với giá hơn 40.000đ/kg. Ông Nguyễn Tấn Hoanh, ấp 1, xã Tân Thanh cho biết: Nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc đã nắm vững kỹ thuật, điều khiển cho cây ra trái rải vụ đều thắng lợi. Với giá bán từ 45.000 - 50.000đ/kg, trừ chi phí nhà vướn còn lãi 500 triệu đồng/ha. Đặc biệt, thời tiết năm nay thuận lợi đối với việc xử lý cho xoài ra hoa rải vụ nên chi phí giảm 1/2 so với năm trước.

Friday. November 14th, 2014