Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè

Phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè
Publish date: Wednesday. October 28th, 2015

 Quy trình này quy định trình tự nội dung việc phòng và trị bệnh cho cá rô phi đơn tính (Oreochromis niloticus), áp dụng cho các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính bằng hình thức nuôi lồng trên hồ thủy điện Sơn La.

1. Chọn vị trí và đặt lồng nuôi

1.1. Vị trí đặt lồng bè

- Khu vực nước sạch, không bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất khác.

- Tránh xa nơi tàu thuyền thường qua lại nhiều.

- Nuôi ở hồ chứa nước phải chọn khu vực có dòng chảy, không nuôi ở các eo ngách.

1.2. Môi trường nước nơi đặt lồng

- pH = 7,5 - 8,0

- Oxy hoà tan (O­2) lớn hơn 5 mg/lít

- Amoniac (NH3) không lơn hơn 0,01 mg/lít

- Nitrit (NO2) và sunfua hydro (H2S) nhỏ hơn 0,01 mg/lít

1.3. Cách đặt lồng

- Diện tích lồng chỉ được chiếm không nhiều hơn 0,05% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất.

- Mỗi khu vực đặt 2 - 5 bè (mỗi bè 4 lồng có diện tích 10 m2), khoảng cách giữa các cụm bè là 200 - 500 m. Các bè phải đặt so le, khoảng cách giữa các bè là 10 - 15 m, đáy lồng cách mặt đáy không nhỏ hơn 0,5 m.

2. Chọn giống

- Ngoại hình: Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng

- Trạng thái hoạt động: Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.

- Tình trạng sức khỏe: Không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1%.

- Kích cỡ: 8 - 10 cm/con, khối lượng 15 - 20 g/con.

3. Bảo đảm môi trường nuôi và phòng bệnh cho cá nuôi lồng

Sử dụng một số hoá chất sau đây treo trong lồng để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi.

3.1. Vôi nung (CaO) để khử trùng và khử chua cho môi trường nước:

- Dùng vôi nung đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè.

- Túi treo cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè.

- Liều lượng sử dụng là 2 - 4 kg vôi cho 10 m3 nước.

- Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác

3.2. Hóa chất để khử trùng, phòng bệnh vi khuẩn, nấm và bệnh ký sinh trùng

a. VICATO (Trichlocyanuric acid - TCCA)

+ Thuốc đóng viên 200 g/viên để treo trong lồng, thuốc tan dần ra ngoài khoảng 1 tuần.

+ Liều lượng sử dụng là 200 g/10 m3 nước, 2 tuần một lần (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).

b. Rescus

- Thuốc dạng nước đóng chai hòa nước té trực tiếp xuống lồng nuôi cá

- Cách dùng: Hòa tan 1 lít thuốc/40 lít nước té vào cá và xung quanh lồng.

3.4. Sulphat đồng (CuSO4) để phòng bệnh ký sinh đơn bào:

- Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).

- Liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 2 lần.

3.5. Cho cá ăn thuốc phòng bệnh nội ký sinh

Sử dụng một số loại thuốc sau đây trộn lẫn với thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh nội ký sinh (bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh giun sán).

a. Thuốc KN-04-12:

- Thuốc KN-04-12 được phối chế từ những cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.

- Cho cá ăn định kỳ 30 - 45 ngày 1 đợt thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2g/kg cá/ngày; phòng bệnh nhiễm khuẩn máu (đốm đỏ, xuất huyết, thối mang, viêm ruột...);

- Trị bệnh cho cá ăn 4g thuốc/kg cá/ngày, cho ăn 7 - 10 ngày liên tục.

- Mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu từ tháng 3 - 5 và tháng 8 - 10.

b. Thuốc kháng sinh:

- Dùng một số loại thuốc kháng sinh: Doxycyllin, Sulphatrim, AntiGerm... trộn vào thức ăn tinh cho cá để trị bệnh nhiễm khuẩn máu (Streptoccocus sp, Aeromonas sp, Pseudomonas sp).

- Liều lượng sử dụng là 100 mg/kg cá/ngày thứ nhất; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 cho ăn 50 mg/kg cá/ngày. Khi cá bị bệnh nhiễm khuẩn máu cho ăn 1 đợt, mỗi đợt kéo dài không quá 7 ngày.

c. Men tiêu hóa (Lacto-Plus hoặc HI-Lactic):

- Trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày.

- Liều lượng sử dụng là 1,0 - 3,0 g/kg thức ăn.

d. Vitamin C:

- Định kỳ 1 tháng cho cá ăn 1 đợt 7 ngày, trộn vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày;

- Liều lượng sử dụng là 10,0 - 30,0 mg/kg cá/ngày.


Related news

Tây Ninh Phấn Đấu Cuối Tháng Ba Kết Thúc Vụ Thu Hoạch Mía Tây Ninh Phấn Đấu Cuối Tháng Ba Kết Thúc Vụ Thu Hoạch Mía

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.

Saturday. February 28th, 2015
Rau Xanh… Ngày Tháng Rau Xanh… Ngày Tháng

Theo ngày tháng, các loại rau xanh cứ lặng lẽ từ nhà vườn ra chợ vào từng gian bếp, lên bàn ăn của mỗi gia đình. Từ gốc gác cội nguồn thảo mộc tự nhiên bước vào nền văn minh nông nghiệp khi được thuần hóa, trồng trọt trên thổ nhưỡng, nền nhiệt riêng biệt mà tạo ra những thứ rau đặc sản vùng miền.

Saturday. February 28th, 2015
Mô Hình Vườn Rau Sạch Trên Không Mô Hình Vườn Rau Sạch Trên Không

Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở Tài Nguyên – Môi trường. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch.

Saturday. February 28th, 2015
Hỗ Trợ Trồng Cây Đinh Lăng Làm Dược Liệu Hỗ Trợ Trồng Cây Đinh Lăng Làm Dược Liệu

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Saturday. February 28th, 2015
Triển Khai Mô Hình Ruộng Lúa, Bờ Hoa Tại Các Tỉnh Miền Bắc Triển Khai Mô Hình Ruộng Lúa, Bờ Hoa Tại Các Tỉnh Miền Bắc

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

Saturday. February 28th, 2015