Tăng Cường Kết Nối Giữa Nhà Sản Xuất Và Nhà Phân Phối
Theo kế hoạch, ngày 31-10 Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa năm 2014 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của Chương trình hợp tác phát triển thương mại giữa Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công thương các tỉnh, thành. Theo dự kiến sẽ có 27 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình.
Trước đó, trong 2 năm 2012 và 2013, Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cũng đã phối hợp với Sở Công thương các tỉnh, thành khu vực Đông, Tây Nam bộ tổ chức 2 Chương trình kết nối nhà sản xuất và nhà phân phối, quy tụ được nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối có uy tín trên cả nước.
Qua Chương trình kết nối, các DN, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh (có tham gia Chương trình) đã ký kết được 9 hợp đồng nguyên tắc với các nhà phân phối lớn tại TP. Hồ Chí Minh (như Satra, Co.opmart, Citimart, BigC, Titan, Trung tâm Hàng Xanh và Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn).
Đây là một trong những cơ hội để các DN, hợp tác xã đưa hàng hóa chất lượng vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn…
Related news
Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế
Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.
Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường nông sản, cần nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện sản xuất và minh bạch hệ thống phân phối sản phẩm.
Việc sử dụng nhiều phân bón vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa đã và đang gây nguy hại nghiêm trọng đối với môi trường và cả sức khỏe của con người. Trước tình trạng này, ngày càng có nhiều địa phương ở Nam Bộ ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá hại lúa. Công nghệ thân thiện và hiệu quả này có một cái tên khá dân dã và lãng mạn: đó là mô hình ruộng lúa bờ hoa.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vụ hè thu năm 2011, bà con nông dân ven biển tỉnh Trà Vinh chuyển đổi trồng dưa, nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên kết quả đã đạt được vụ dưa thắng lợi cả về năng suất và giá cả