Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện Chị Quy Nuôi Gà Làm Giàu

Chuyện Chị Quy Nuôi Gà Làm Giàu
Publish date: Saturday. June 15th, 2013

Chị Hà Thị Quy ở thôn Làng Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nuôi gà với ý định làm giàu chứ không phải là xoá đói nghèo. Chị là giáo viên nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành, tiền lương hưu cũng đủ cho chị chi tiêu dùng hàng ngày. Song, có thời gian, còn sức khoẻ, chị quyết định bước vào làm kinh tế ở độ tuổi 55.

“Liệu cơm,gắp mắm”, đất đai ít, lại chỉ có một mình nên chị Quy quyết định chọn “hướng đi’ cho mình là nuôi gà sinh sản lấy trứng. Chị kể, vốn đầu tư ban đầu thì gia đình chị cũng tạm lo đủ, song vốn kiến thức chăn nuôi gà thì chị bắt đầu từ con số không. Ban đầu, để chuẩn bị chăn nuôi, chị đã đi học hỏi tại các trang trại chăn nuôi gà trong vùng, tìm đến cán bộ khuyến nông nhờ tư vấn kỹ thuật. Sau đó chị quyết định đầu tư để nuôi khoảng 400 – 500 gà sinh sản.

Công việc chuẩn bị đã xong xuôi, tháng 3 năm 2009 chị nhập đủ 450 gà giống Ai Cập một ngày tuổi về nuôi. Gà con trong thời kỳ nuôi úm được chị chăm sóc rất tốt, cho ăn đầy đủ, tiêm phòng theo đúng quy trình hướng dẫn. Trong 3 tháng đầu gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, chị rất vui vì chỉ còn gần 2 tháng nữa là gà sẽ bắt đầu cho trứng. Nhưng đến tháng tháng thứ 4, không hiểu sao đàn gà cứ gầy yếu dần rồi chết nhiều.

Vắt óc suy nghĩ chị cũng không biết mình sai ở khâu nào? Vệ sinh chuồng trại sạch, tiêm phòng đầy đủ các bệnh vậy mà gà vẫn chết. Mời cán bộ thú y tới chị mới vỡ lẽ ra rằng đàn gà nhà chị bị bệnh marek, một bệnh gần như vô phương cứu chữa, bệnh này được tiêm phòng ngay tại lò ấp, khi gà 1 ngày tuổi, cho nên không có trong quy trình tiêm phòng sau này. Có thể do chị mua gà giống tại cơ sở không đảm bảo, người ta không tiêm phòng hoặc tiêm vắcxin kém chất lượng. Vậy là, công sức, tiền bạc của chị cũng đã đi theo đàn gà, mất trên 20 triệu đồng.

Chị nói, lúc đó chị cũng chán nản, định bỏ cuộc, nhưng mà nghĩ lại thấy rằng, chỉ vì mua phải con giống không tốt mới bị thiệt hại như vậy, phải làm lại! Quay ra, vệ sinh chuồng trại, nghỉ gần 2 tháng chị quyết định nuôi lứa thứ hai. Được cán bộ khuyến nông tư vấn, giới thiệu chị tìm về tận trại giống của viện Chăn nuôi, tìm hiểu và mua về 800 gà Ai Cập lai 3 máu, giống gà được các kỹ sư ở trại giới thiệu là đẻ là rất nhiều.

Lần này, đàn gà đã không phụ công của chị, chỉ sau 4 tháng nuôi với sự gúp đỡ của cán bộ kỹ thuật chị chọn được 650 gà mái đẻ và đến gần 5 tháng đàn gà của chị bắt đầu đẻ bói. Đến hết tháng thứ 5 gà bắt đầu đẻ rộ, với tỷ lệ đẻ trên 80% mỗi ngày chị thu được từ 500 đến 520 trứng. Ngồi hạch toán cho chúng tôi, chị nói: Tiền đầu tư từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, khấu hao chuồng trại, công chăm sóc đến khi gà đẻ mất 100.000 đồng/con, song số tiến này hầu như sẽ thu lại được khi gà đến thời kỳ loại thải bán thịt; hiện nay mỗi ngày chị đầu tư 550.000 đồng tiền cám, thu được trung bình 500 quả trứng bán được 900.000 đồng/ngày; tính ra từ tháng 2/2010 đến nay lứa gà này chị đã thu được lợi nhuận trên gần 50 triệu đồng, dự tính khai thác 6 tháng nữa thì loại thải bán gà cũng sẽ cho chị lợi nhuận trên 45 triệu đồng nữa.

Với quyết tâm làm giàu, nghị lực vượt khó, chịu khó học hỏi và lao động cần cù chị Quy đã thành công. Tuy nhiên trên bước đường cũng đã đã không tránh được vấp ngã, rủi ro, song như điều chị đã nói: Vấn đề là không được nản, phải kiên trì và tự tin thì mới thành công được.


Related news

Hải Lộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa Hải Lộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lộc (Hải Hậu) có những chuyển biến tích cực, trong đó đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, tại Hải Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Wednesday. May 20th, 2015
Chăn nuôi quy mô lớn và bài toán bảo vệ môi trường Chăn nuôi quy mô lớn và bài toán bảo vệ môi trường

Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở một số vùng nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi.

Wednesday. May 20th, 2015
Yên Lập năng suất lúa chiêm xuân ước đạt trên 55 tạ/ha Yên Lập năng suất lúa chiêm xuân ước đạt trên 55 tạ/ha

Từ trung tuần tháng 5, một số xã của huyện Yên Lập bắt đầu thu hoạch lúa chiêm xuân, năng suất ước đạt trên 55 tạ/ha, cao hơn vụ trước khoảng 0,5 tạ/ha.

Wednesday. May 20th, 2015
Phòng, chống nắng nóng và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi Phòng, chống nắng nóng và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới, nguy cơ nắng nóng kéo dài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi cao và những cơn mưa lớn là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt I/2015 đạt thấp (vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đạt 70,43%;

Wednesday. May 20th, 2015
Trồng đậu phụng trên đất lúa chuyển đổi cho năng suất cao Trồng đậu phụng trên đất lúa chuyển đổi cho năng suất cao

Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).

Wednesday. May 20th, 2015