Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bạc đầu vì nghêu!

Bạc đầu vì nghêu!
Publish date: Saturday. May 30th, 2015

Tiền tỉ trôi ra biển

Bãi nghêu xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông giờ vắng bóng người, chỉ còn trơ lại những chòi canh giữ nghêu chơ vơ giữa biển. Bà Huỳnh Thị Kim Oanh, người có 10 năm nuôi nghêu ở xã Tân Thành than vãn: "Nghêu chết hết rồi. 25ha nghêu, với hàng trăm tấn chỉ còn vài tuần nữa là cho thu hoạch, vậy mà giờ đây lại chết trắng.

Nếu tính giá nghêu thương phẩm 10.000 đồng/kg cũng mất hơn 5 tỉ đồng. Chưa năm nào thiệt hại lớn đến như vậy. Giờ chúng tôi chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chứ không biết lấy đâu ra số tiền lớn để trả tiền vay ngân hàng". Ông Lê Tùng Phương có 48ha nuôi nghêu trong hợp đồng và 16ha ngoài hợp đồng ở các sân nghêu xã Tân Thành cũng điêu đứng vì nghêu chết đợt vừa qua với tỷ lệ lên đến 80 - 90%.

Ông Phương cho biết: "Chỉ vài ngày thôi mà mất gần 7 tỉ đồng. Để có tiền đầu tư nuôi nghêu, chúng tôi phải vay hỏi người thân, hàng xóm. Giờ phải cố gắng làm những việc khác để có tiền trả nợ, chứ nuôi nghêu oải lắm rồi". Đáng tiếc nhất là trường hợp của ông Nguyễn Văn Nhịn có sân nghêu 22ha ở ấp Chợ, xã Tân Thành. Sân nghêu của ông đã đến ngày thu hoạch và ông đã kêu thương lái, nhân công đến. Nhưng khi thương lái đến nơi phát hiện có nghêu chết, họ không mua. Vậy là ông Nhịn thiệt hại khoảng 6 tỉ đồng.

Theo ông Phạm Văn Kịp, Phó trưởng Ban Quản lý Cồn Bãi, tính đến hiện tại thì nghêu chết gần phân nửa. "Từ Tết Nguyên đán đến nay, chúng tôi phải ứng tiền của Nhà nước trên 700 triệu đồng để trang trải tiền dầu, ăn uống và trả lương cho anh em. Nếu nghêu còn chết nữa anh em trong Ban Quản lý không biết phải làm sao. Hộ dân có thể được Nhà nước hỗ trợ, chúng tôi đã xin ý kiến và các ngành chức năng đã trả lời là không được hưởng chính sách này"- ông Kịp nói.

Nuôi nghêu là một trong những lợi thế quan trọng của tỉnh Tiền Giang, với diện tích thả nuôi 2.300ha, tập trung ở khu vực biển Tân Thành. Hằng năm, vùng nuôi nghêu của tỉnh cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là xuất khẩu gần 20.000 tấn nghêu. Thị trường xuất khẩu nhiều nhất là châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Nhưng giờ đây, người nuôi nghêu ở khu vực này rất chật vật với nợ nần, vì nghêu chết trắng sân và có người đã tuyên bố bỏ nghề.

Đến hẹn lại lên

Theo ước tính của người dân vùng biển Tân Thành, trong vòng 6 năm, các sân nghêu nuôi ở đây bị chết 4 đợt. Nhiều hộ nuôi nghêu phải sống trong nỗi lo lắng mỗi khi vụ mùa sắp bắt đầu. Ông Lê Tùng Phương, cho biết: "Năm 2010, gia đình tôi bị thiệt hại hơn 500 tấn nghêu, nếu tính giá bán 20.000 đồng/kg mất hết 10 tỉ đồng. Năm 2011 có thiệt hại nhưng ít hơn. Đến năm 2013 thiệt hại trên 8 tỉ đồng. Còn năm nay, chúng tôi tính sơ sơ cũng mất hết 7 tỉ đồng. Với số tiền lớn như vậy làm sao nông dân có thể cầm cự được.

Tiền lời nuôi nghêu của những năm trước đây đã "biến mất" và dần dần thâm hụt vào vốn rất nhiều". Các sân nghêu của Ban Quản lý Cồn bãi nghêu cũng chết thường xuyên. Năm 2010, nghêu của Ban Quản lý chết rải rác. Đến năm 2011, nghêu chết trắng. Năm 2013, cũng bị chết hàng loạt. Năm nay, khoảng 100ha/200ha nghêu bị chết. Ông Phạm Văn Kịp, Phó trưởng Ban Quản lý Cồn Bãi cho biết: Những người nuôi nghêu còn cầm cự được là do họ trúng mùa những năm trước, rồi dùng đồng lời đầu tư kinh doanh vào việc khác như mua vườn, mua ruộng hay kinh doanh dịch vụ.

Còn những người trúng mùa năm trước mà dồn tất cả để đầu tư cho vụ nghêu sau thì tiêu hết. Bởi cứ 2 năm xảy ra hiện tượng nghêu chết". Sau mỗi đợt nghêu chết, ngành chức năng tỉnh, huyện phối hợp cùng các viện, trường đại học xuống lấy nhiều mẫu nước, cát, nghêu sống và nghêu chết đi thử nghiệm nhưng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân.

Bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông, cho biết: "Chúng tôi đã có Công văn đề nghị UBND tỉnh về việc nghêu chết để UBND tỉnh xem xét và có chính sách hỗ trợ, cho khoanh nợ hoặc gia hạn nợ cho những hộ dân nuôi nghêu bị thiệt hại tại xã Tân Thành. Vì đa số tiền đầu tư nuôi nghêu đều là vay vốn từ ngân hàng".

Ông Nguyễn Văn Quý, Quyền Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, cho hay: "Với chức năng là ngành chuyên môn quản lý nghề nuôi nghêu, nhưng đứng trước việc nghêu chết như vậy mà không tìm ra được nguyên nhân và chưa có biện pháp phòng tránh nên chúng tôi cảm thấy rất buồn.

Nghề nuôi nghêu ngày một khó khăn hơn. Trước đây, người dân kiếm được con giống thả nuôi là có lời. Nhưng giai đoạn này, bữa trước kêu thương lái, bữa sau thu hoạch cũng chưa chắc ăn. Chỉ đem tiền bán nghêu về đến nhà mới an tâm. Năm nay, nghêu nuôi lại chết và mức thiệt hại quá lớn".

Thêm một vụ mùa nữa nghêu lại chết, thiệt hại trên 400 tỉ đồng. Nghề nuôi nghêu ngày một khó khăn. Trong khi ngành chức năng vẫn chưa có câu trả lời chính thức về nguyên nhân dẫn đến nghêu chết và cách phòng, chống ra sao thì người nuôi nghêu tiếp tục trông chờ vào sự may rủi và lại phập phồng mỗi khi vào vụ.

"Năm 2010, diện tích nghêu chết lên đến 992,8 ha của 163 hộ, với giá trị thiệt hại khoảng 251 tỉ đồng. Năm 2011, diện tích nghêu chết 1.157,8 ha của 155 hộ, với giá trị thiệt hại khoảng 220 tỉ đồng. Năm 2013, diện tích nghêu bị thiệt hại 854 ha của 119 hộ, với giá trị thiệt hại khoảng 237 tỉ đồng. Năm 2015, diện tích nghêu chết lên đến 1.580 ha của 223 hộ, với giá trị thiệt hại khoảng 407 tỉ đồng"- ông Nguyễn Văn Quý cho biết.


Related news

Thoát Nghèo Từ Phát Triển Vườn Ươm Thoát Nghèo Từ Phát Triển Vườn Ươm

Vào thăm vườn ươm chè cành giống mới của gia đình ông Ma Nông Hội và bà Hoàng Thị Mưu, tổ 14 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng cũng như công sức bỏ ra của gia đình. Một vườn ươm chè cành giống mới quy mô 70 vạn hom gồm các giống LDP1, TRI777 cùng các giống chè nhập nội đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành.

Monday. June 10th, 2013
Tôm Mới Thả Lại Chết Ở Đồng Bằng Sông Cừu Long Tôm Mới Thả Lại Chết Ở Đồng Bằng Sông Cừu Long

Mặc dù đã gần cuối tháng 4, vụ tôm 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng nhiều người dân ở ĐBSCL và miền Trung vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và tôm vẫn tiếp tục chết.

Wednesday. April 24th, 2013
Nông Dân Thu Hoạch 1.344 Tấn Tôm Thẻ Chân Trắng Nông Dân Thu Hoạch 1.344 Tấn Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh.

Tuesday. June 11th, 2013
Thuỷ Sản Nuôi Tăng Giá Thuỷ Sản Nuôi Tăng Giá

Cùng lúc này, sau một thời gian dài người nuôi cá điêu hồng bị điêu đứng vì không bán được cá, giá cá điêu hồng hiện ở mức trên 35.000 đồng/kg, tăng bình quân 10.000 đồng/kg so với hồi đầu năm.

Tuesday. June 11th, 2013
Giống Lúa ĐT34 Cho Năng Suất Hơn 80 Tạ/ha Giống Lúa ĐT34 Cho Năng Suất Hơn 80 Tạ/ha

Sau 3 năm được khảo nghiệm tại Quảng Ngãi, thực tế sản xuất thấy, giống lúa ĐT34 có nhiều triển vọng, ưu thế vượt trội về năng suất cũng như phẩm chất gạo.

Friday. April 26th, 2013