Hỗ trợ nhiên liệu bám biển nghề câu mực khơi không được nhận tối đa

Ngư dân Lương Văn Viên (thôn Đông An, xã Tam Giang, Núi Thành), chủ tàu cá QNa-90029 có công suất 900CV hành nghề câu mực khơi vừa trở về từ ngư trường Trường Sa sau chuyến biển dài ngày. Chuyến biển không thu được kết quả như kỳ vọng. “Chúng tôi thu được tất thảy là 30 tấn mực khô. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được khoảng chục triệu đồng, mỗi bạn biển được chia hơn 5 triệu đồng” - anh Viên nói.
Theo anh Viên, tiền dầu phục vụ cho quá trình bám biển trong thời gian hơn 3 tháng lên đến 400 triệu đồng. Nếu được hỗ trợ tiền dầu theo Quyết định 48 thì anh sẽ được nhận 100 triệu đồng.
Với số tiền này, cả chủ tàu lẫn mỗi bạn biển đều có thêm thu nhập vài triệu đồng. “Hỗ trợ tiền dầu là trở thành trợ lực thiết yếu đối với quá trình bám biển tại các vùng biển xa của ngư dân chúng tôi. Có nhiều chuyến biển không thu được sản lượng lớn, ngư dân đã thua lỗ.
Chúng tôi có tiền để bù lại thất thu từ hỗ trợ đó. Vậy nhưng, mỗi năm chúng tôi bám biển 4 chuyến nhưng chỉ được nhận hỗ trợ tối đa là 3 chuyến. Mong ngành thủy sản xét lại để tham mưu Chính phủ hỗ trợ xăng dầu tối đa cho chúng tôi là 4 chuyến mỗi năm” - anh Viên chia sẻ.
Ngư dân theo nghề câu mực khơi không được hỗ trợ tối đa là 4 chuyến biển trong mỗi năm.
Đó là nguyện vọng chung của tất cả ngư dân theo nghề câu mực khơi của Quảng Nam. “Trong khi ngư dân theo nghề lưới vây hay chụp mực được hỗ trợ xăng dầu tối đa là 4 chuyến biển/ năm thì chúng tôi chỉ được nhận hỗ trợ cho 3 chuyến biển. Các nghề chụp mực hay lưới vây có thời gian bám biển ít hơn chúng tôi, có khi chỉ trong vòng 60 ngày.
Còn chúng tôi bám biển quanh năm mà lại được hỗ trợ xăng dầu ít hơn là điều rất không công bằng” - anh Lương Văn Cam (thôn Đông An, xã Tam Giang, Núi Thành), chủ tàu câu mực khơi QNa - 90039 nói.
Theo quy định của Quyết định 48 thì ngư dân sẽ được hỗ trợ xăng dầu tối đa là 4 chuyển biển mỗi năm với điều kiện là mỗi chuyến biển đó có thời gian ít nhất là 15 ngày, được xác định qua đóng dấu của các đơn vị hành chính thuộc huyện đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa. Do thời gian bám biển quá dài, từ 3 tháng trở lên cho mỗi chuyến biển nên ngư dân theo nghề câu mực xà chỉ được hỗ trợ tối đa là 3 chuyến biển/năm.
Theo Sở NN&PTNT, hiện tại trên địa bàn tỉnh có hơn 70 tàu cá theo nghề câu mực khơi. Quảng Nam chưa có ngư dân được nhận hỗ trợ xăng dầu tối đa là 4 chuyến biển/năm. Nguyên nhân là chuyến biển cuối cùng trong năm của ngư dân kéo dài sang năm mới và được tính tiền hỗ trợ xăng dầu cho năm đó.
Ngành thủy sản của tỉnh đã đề xuất với Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ sửa đổi quy định của Quyết định 48 để ngư dân theo nghề câu mực khơi được hỗ trợ đủ 4 chuyến biển/năm. Tuy nhiên, điều đó đã không được chấp nhận. Lý do được nêu ra là cái chung của cả nước không thể bị thay đổi chỉ vì cái riêng duy nhất của tỉnh.
Related news

Ngày 22/4/2015, tại UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), ông Kim Ngọc Thái, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành tỉnh đã nghe lãnh đạo 04 huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành báo cáo về tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vùng nước mặn - lợ.

Mặc dù lịch thời vụ đã qua hơn 1 tháng, nhưng hầu hết hồ nuôi tôm ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đang bị “bỏ giá”.

Từng mang tên “dòng kênh đen” do ô nhiễm, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ngày nay đã hồi sinh và trở thành điểm nuôi trồng thủy sản của TP HCM. Sáng ngày (24/4), TP HCM đã thả hơn 450.000 con cá giống tương đương hơn 10 tấn, trị giá gần 500 triệu đồng xuống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nơi từng được gọi là dòng kênh “đen”.

Ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau thành lập tổ hợp tác (THT) đầu tiên của ấp về nuôi tôm sú nước tịnh. THT có 33 hộ với diện tích 50,5 ha. Tôm thả nuôi vào ngày 6/12/2014, mật độ thả tôm 1 con/mét vuông, do Công ty TNHH MTV Sản xuất tôm giống Dương Hùng làm kỹ thuật và đầu tư ứng trước giống, sau khi thu hoạch trả tiền dần theo mức độ thu hoạch.

Thời gian gần đây, lực lượng thú y huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) kết hợp với chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã lập đoàn kiểm tra hơn 50 đàn vịt chạy đồng từ các nơi khác di chuyển về ruộng lúa Đông xuân 2014 - 2015 của người dân đã thu hoạch và chuẩn bị xuống giống vụ Hè thu 2015.