Lợi nhuận xuất khẩu bị cước vận chuyển ăn hết
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN liên tục tăng và đã đạt 1 tỉ USD từ năm 2013
Hiện đã có 40 loại trái cây VN được xuất ra thị trường nước ngoài
Tuy nhiên, theo chuyên gia quốc tế về nông nghiệp - GS-TS Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, cước phí quá cao đang khiến nhiều nông sản tươi Việt khó cạnh tranh và mất cơ hội tại các thị trường lớn mà tốn rất nhiều công sức và thời gian chúng ta mới tiếp cận được.
Cước vận chuyển chiếm 60% giá thành
Nếu tính luôn các chi phí vận chuyển trong nước trước khi đưa một số mặt hàng trái cây theo đường hàng không xuất ngoại, theo TS Nguyễn Quốc Vọng, cước phí chiếm đến 60% giá thành sản phẩm
Lấy ví dụ với sự kiện trái vải Hưng Yên vào thị trường Úc trong năm nay mà ông là người kết nối để xuất 32 tấn vải hồi tháng 6 vừa qua, TS Vọng phân tích: giá vải mua tại VN chỉ 20.000 đồng/kg (0,9 USD/kg, chiếm khoảng 12,7% giá thành) nhưng riêng cước máy bay vận chuyển từ VN sang Úc đã 2,95 USD/kg, chiếm hơn 42% giá thành sản phẩm bán tại Úc
Thêm chi phí vận chuyển nội địa, phí vận chuyển chiếm đến 60% giá thành
“Có nghĩa là trong 10 đồng bán trái vải VN tại thị trường nước ngoài, nhà nông, nhân tố chính làm ra quả vải, chỉ thu được hơn 1 đồng, còn lại các chi phí vận chuyển, chiếu xạ, đóng gói..
chiếm 6 đồng
Nếu nói rằng, cơ hội cho nhà nông Việt khi trái cây xuất ngoại thì cần xem xét lại đây có là cơ hội thực sự hay không”, TS Nguyễn Quốc Vọng bức xúc.
Không chỉ chỉ ra sự hưởng lợi của ngành nông sản vô cùng thấp, TS Vọng cho rằng phí vận chuyển quá cao khiến sức cạnh tranh của DN Việt trên thị trường quốc tế vô cùng chật vật
Dẫn chứng thêm, TS Vọng cho biết để gửi một ký hàng mẫu sang Úc, ông phải trả 2,95 USD, trong khi từ Úc gửi sang Nhật, cùng mặt hàng và khối lượng đó, ông chỉ trả 1,5 đô la Úc (tương đương 1,2 USD).
Cần hỗ trợ tối đa cho nông sản
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, nhất thiết phải có sự can thiệp hỗ trợ từ chính phủ trong chính sách cước vận tải bằng đường hàng không
Thái Lan, Mexico, Nam Phi, Philippines..
muốn xuất trái cây tươi sang các thị trường khó tính, chính phủ đều có chính sách hỗ trợ tối đa về cước vận tải, đó là chưa tính khâu chiếu xạ, kiểm dịch thực phẩm để có sản phẩm trái quả hoàn hảo làm hài lòng khách hàng
Hàng nông sản, nếu không có sự hỗ trợ tối đa của chính phủ, DN không dễ đi vào thị trường khó tính được.
Theo Công ty TNHH Thanh long Hoàng hậu, phí vận chuyển bằng đường hàng không cho quả thanh long đi Mỹ chiếm gần 50% giá thành quả thanh long VN vào Mỹ
Cước phí vận chuyển trái cây đi Mỹ hiện được các công ty báo tầm 3,5 - 4 USD/kg
“Cước phí vận chuyển bằng đường hàng không của VN quá cao, dẫn đến trái cây Việt khó cạnh tranh với trái cây của Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Malaysia… thậm chí, mất cơ hội lớn tại các thị trường khó tính như Úc, Nhật và Mỹ”, đại diện Thanh long Hoàng hậu nhận xét.
Chị Nguyễn Thanh Mai, đại diện một doanh nghiệp làm dịch vụ xuất nhập khẩu tại TP.HCM, cũng cho hay cước phí từ VN gửi đi nói chung luôn cao hơn các nước gửi về VN
Chẳng hạn, để gửi từ VN đi Mỹ thông tin brochure quảng bá cho những loại trái cây Việt do các trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh miền Tây cung cấp, công ty của chị Mai phải trả 35 USD/kg
Trong khi khách hàng gửi từ Mỹ về cho công ty chỉ khoảng 21 USD/kg
“Thực tế, nhiều hãng chuyển phát nhanh vẫn thường cho rằng họ có một mức giá chung trên toàn cầu
Tuy nhiên, gửi từ VN đi thường có mức giá cao hơn, mà theo giải thích thì những chi phí thuế, hải quan mỗi nước mỗi khác, phí vận chuyển tại VN trước khi được đưa lên máy bay, chi phí máy bay sang các nước thường cao hơn khiến tổng giá thành vận chuyển hàng hóa từ VN đi các nước thường cao hơn theo chiều ngược lại là vậy”, chị Mai nói.
Khó cạnh tranh với trái cây khối TPP
Không chỉ cước vận chuyển ra nước ngoài cao, cước vận chuyển trong nước, theo nhiều DN, cũng cao
Ông Hoàng Lê Trung, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Thái Ngọc (Bình Dương), nhà thu mua nông sản tại Bình Dương cho rằng giá thành trái cây của VN thường khó cạnh tranh do ngoài khâu thương lái chiếm một phần, chi phí vận chuyển cao khiến giá thành đội lên nhiều.
“Trong 10 đồng bán trái vải VN tại thị trường nước ngoài, nhà nông, nhân tố chính làm ra quả vải, chỉ thu được hơn 1 đồng, còn lại các chi phí vận chuyển, chiếu xạ, đóng gói..
chiếm 6 đồng” - GS-TS Nguyễn Quốc Vọng, người kết nối để xuất 32 tấn vải tươi sang Úc.
Lấy ví dụ với sản phẩm cam sành, bưởi da xanh tại huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương), nơi có 4.000 ha chuyên trồng hai chủng loại trái cây này, ông Trung cho biết: "Mỗi ký cam sành bán tại TP.HCM có giá từ 50.000 - 55.000 đồng, nhưng tại nhà vườn bán cho thương lái cao nhất chỉ 25.000 - 30.000 đồng/kg
Thương lái bán lại cho các DN khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg
DN thu mua về, các chi phí đóng gói, vận chuyển về TP.HCM cũng chiếm 5.000 đồng/kg chỉ đoạn đường 100 km từ Bình Dương về TP.HCM
Với đoạn đường như vậy, theo tôi tìm hiểu, ở Thái Lan chỉ khoảng 1.000 - 1.200 đồng/kg”.
Liên quan đến vận chuyển trong nội địa, chị Thanh Mai so sánh: “Hàng gửi bằng đường bay từ Los Angeles đi New York (chặng đường bay 2 - 3 tiếng) là 20 USD/10 kg, trong khi gửi từ TP.HCM đi Hà Nội (chặng đường bay 1,5 - 2 tiếng) tùy hãng vận chuyển song giá luôn cao gấp đôi so với mức giá nội địa ở Mỹ”.
Theo chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu, chúng ta đang khuyến khích xuất khẩu rau củ quả, một thị trường có giá trị hàng trăm triệu USD hằng năm;
Nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng trái cây mang lại giá trị gia tăng cao…, song để nhà nông hưởng chỉ 10% trên tổng giá trị sản phẩm bán ra là điều cần suy ngẫm
Nếu không thay đổi, sau TPP, trái cây Việt khó trụ tại các thị trường lớn vì không thể cạnh tranh bằng giá với các nước trong khối TPP.
TS Hiếu lấy ví dụ với quả chuối của Mexico, cam vàng của Nam Phi, mít Thái Lan… là những sản phẩm được nhiều thị trường biết đến nhờ phần lớn sự đồng hành hỗ trợ của chính phủ các quốc gia này
“Với VN, ngoài việc hỗ trợ đàm phán thành công để đưa trái cây Việt vào thị trường khó tính, chính phủ nên thêm bước kế tiếp là hỗ trợ để trái cây Việt về mặt chi phí có giá thành cạnh tranh nhất
Có như vậy, nông sản Việt mới có cơ hội cất cánh được”, TS Hiếu kiến nghị.
Related news
Sau lần thất bại từ việc nuôi gà thả vườn, vốn liếng cạn kiệt dần nhưng anh không nản lòng mà tiếp tục cố gắng tìm hướng đi mới. Hiện tại, anh đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tại địa phương, anh được nhiều người biết với cái tên thường gọi là “anh Quyền chim trĩ”.
Nguyên nhân là do lúa cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm nguyên liệu để chất nấm không nhiều, người trồng nấm phải mua rơm từ các nơi khác hoặc thuê nhân công gom rơm từ các đồng sau khi thu hoạch, chi phí phát sinh thêm từ 100.000-150.000 đồng/công. Tuy nhiên với giá cả và đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm đạt lợi nhuận từ 3-6 triệu đồng/công/vụ.
Do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè thu đang chín của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị đổ ngã, từ đó dẫn đến tiến độ thu hoạch chậm, năng suất giảm do bị thất thoát, đặc biệt nhiều diện tích không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên đẩy chi phí tăng cao.
Ông Nguyễn Văn Út, nông dân ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), canh tác 5 sào mì, ngao ngán: Vụ mì năm ngoái, giá mì tươi tăng liên tục, vào chính vụ thương lái mua tại ruộng lên đến 1.800đ/kg, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng mua ngay đến đó. Còn vụ này, giá mì tươi giảm mạnh, đầu vụ giá từ 1.400 - 1.500đ/kg, còn bây giờ rớt xuống 1.200 - 1.300đ/kg. Với mức giá này, nông dân trồng mì chỉ từ huề vốn đến thua lỗ chứ không có lãi.
Từ những nghiên cứu, ứng dụng các TBKHKT đến trồng thực nghiệm để tìm ra những giống mới năng suất, chất lượng, qua đó, giới thiệu các giống mới đến với nông dân, giúp họ có thêm nhiều mùa vàng bội thu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho gia đình và địa phương.