Hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò
Câu chuyện thoát nghèo bền vững
Trước đây, gia đình anh Phùng Quang Tuấn (thôn Nhơn Hòa 1, xã Long Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước) không có đất canh tác, chỉ trông vào nghề dựng rạp đám cưới của 2 vợ chồng để tần tảo nuôi cô con gái bé bỏng bị bệnh tim
Nghề dựng rạp việc lúc có lúc không nên những ngày rảnh rỗi, anh Tuấn và vợ phải đi đến các vùng khác cách nhà hàng chục cây số để bán hàng rong, thêm tiền thuốc thang cho con gái
Mỗi tháng, vợ chồng anh chị đi bán khoảng 4 – 5 ngày nhưng may mắn lắm thì cũng chỉ thu được khoảng 100.000 đồng/ngày
Bé Trân con gái anh Tuấn qua một đợt điều trị tốn hơn 35 triệu đồng nhưng vẫn còn di chứng, phải gửi hàng xóm trông nom khi bố mẹ đi làm.
Biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Tuấn, chương trình Lục Lạc Vàng đã thăm hỏi và tặng cho anh chị một cặp bò giống
Một thời gian sau, khi chương trình Lục Lạc Vàng trở lại thăm thì gia đình anh Tuấn đã vừa bán được một cặp bê với giá 16 triệu đồng để lo cho con ăn học
Đàn bò còn lại trong chuồng của anh giờ là 5 con, trong đó có 2 bò mẹ đang mang bầu hơn 3 tháng
Số tiền bán cặp bê, anh chị dành ra một phần để đầu tư chuồng trại và mua thêm thức ăn cho bò.
Anh Phùng Quang Tuấn chỉ là một trong rất nhiều hộ gia đình được Lục Lạc Vàng tặng bò để từng bước thoát nghèo bền vững
Gần đây nhất, Lục Lạc Vàng đã đến thăm lại gia đình anh Trịnh Trọng Tâm ở thôn Nhơn Hoà, xã Long Giang
Cặp bò mà gia đình anh Tâm được chương trình gửi tặng đến nay đã được phối giống lần thứ 2
Các con anh, đặc biệt là người con thứ ba bị bệnh down (thiểu năng trí tuệ), đều được đến trường
Nợ nần của gia đình đã được xoá bỏ nhờ bán đi 1 con bê
Con bê còn lại anh dự tính nuôi lớn để đầu tư lâu dài.
Được Lục Lạc Vàng ghé thăm lại, anh Tâm không ngớt lời cảm ơn chương trình Lục Lạc Vàng đã giúp đỡ gia đình đúng lúc, cứu được kinh tế gia đình, nếu không có chương trình đến trao tặng bò, không biết hoàn cảnh gia đình anh sẽ đi đâu về đâu.
Hàng nghìn hộ dân trên khắp cả nước hưởng lợi từ chương trình
Lục Lạc Vàng là chương trình truyền hình thực tế mang ý nghĩa nhân văn trào tặng bò cho bà con nông dân nghèo ở nhiều miền quê do nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh kết hợp cùng kênh truyền hình Let’s Viet khởi xướng và thực hiện.
Qua 4 năm thực hiện, sức hút và uy tín của chương trình Lục Lạc Vàng ngày càng được lan toả
Chương trình cũng nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình của các tỉnh, huyện, xã trên toàn quốc
Tính đến tháng 8/2015, chương trình Lục Lạc Vàng đã tiếp cận được với 1,929 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trao tặng được 3,129 con bò trải đều trên 284 xã huyện trên toàn quốc.
Chia sẻ về chương trình, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: “Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng như nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh có được thành công như ngày hôm nay là nhờ sự ủng hộ của người dân trên cả nước
Nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh nói riêng và Tập đoàn Number 1 nói chung, luôn mong muốn thể hiện lòng tri ân đối với đất nước, con người Việt bằng những hành động thiết thực trên tinh thần tương thân tương ái, góp phần an sinh xã hội, thông qua hình thức hỗ trợ những gia đình đặc biệt khó khăn bằng “chiếc cần câu” là những cặp bò để nhờ đó cuộc sống của họ được cải thiện không chỉ trong tức thời mà là sự cải thiện bền vững lâu dài”
Related news

Vốn là cây trồng quen thuộc của người dân địa phương (tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Chính), đến nay, cây mía tím đã “lan” ra nhiều xã khác, trở thành một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hải Hà.

Hiện nay đang vào cuối mùa thu hoạch vú sữa nên sản lượng tại chợ trái cây Vĩnh Kim giảm rất nhiều. Theo các chủ vựa trái cây nhận định, sản lượng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện chỉ còn khoảng 10% và sẽ cơ bản kết thúc mùa thu hoạch vào giữa tháng 3 âm lịch.

Thị trường RAT trong nước hiện gần như không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng. Hàng loạt vụ lừa đảo rau không rõ nguồn gốc dán nhãn RAT khiến cho thị trường rau sạch mới được gây dựng đã bị làm loạn.

Những ngày qua, giá cá tra ở Đồng Tháp nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng mạnh. Song, thay vì phấn khởi, vui mừng, nông dân lại thấy lo bởi nhiều khả năng đây chỉ là cơn “sốt giá ảo”.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.