Bí quyết làm giàu từ rừng
Tìm ra lợi thế
Hơn 50 tuổi nhưng ông Giàng A Dấu (ở bản Hua Cưởm, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) vẫn có cái nhanh nhẹn, tinh tường của trai trẻ.
Vừa dẫn chúng tôi đi thăm nương thảo quả, ông vừa kể lại ký ức của hơn 10 năm trước:
Ngày ấy, việc nhận đất rừng ở đây bị người ta coi là dại khờ vì rừng hầu như chả mang lại lợi ích gì ngoài khoản tiền hỗ trợ hàng năm chỉ đáng giá mấy cân gạo cho mỗi ha rừng khoanh nuôi, bảo vệ.
Vì thế, nhiều hộ không muốn nhận đất rừng vì không biết làm gì.
Chính tôi ngày ấy cũng lúng túng lắm…
Nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông, Dao... ở xã Trung Đồng (huyện Tân Uyên, Lai Châu) đã học tập kinh nghiệm trồng cây thảo quả để phát triển kinh tế gia đình từ cách làm của ông Dấu (giữa).
Nhiều đêm suy nghĩ, ông Dấu thấy rằng đã nhận đất rừng thì phải trồng rừng để phủ xanh đất trống – đồi núi trọc.
Nhưng bữa cơm còn chưa no, cái áo mặc còn chưa đủ ấm, sức đâu ra mà trồng rừng? Phải tìm ra cách để cái rừng ấy cho mình miếng ăn thì mới làm tốt được.
Trở về quê hương cũ – xã Sa Pả, huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai, ông Dấu thấy cây thảo quả phát triển tốt trên đất rừng và cho thu nhập hàng năm.
Nhận thấy khí hậu ở Trung Đồng có thể trồng được thảo quả, thế là ông Dấu thuê ngựa vận chuyển cây giống thảo quả về trồng trên quê hương mới Huổi Cưởm.
“Lúc đầu tôi chỉ trồng mấy ngàn m2, năm đầu tiên thu thảo quả, thấy khá gấp mấy lần trồng ngô, lúa nương; thế là năm sau, tôi mở rộng diện tích lên và bây giờ đã có tới 8ha cây thảo quả; thu nhập hàng năm đạt trên 300 triệu đồng.
Tính ra, nếu chăm sóc tốt, thu nhập kịp thời thì 1ha thảo quả cho giá trị gấp 3-4 lần 1ha ngô.
Gia đình tôi cũng thoát nghèo và trở nên giàu có, được công nhận là “Hộ nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi” cũng nhờ công chính từ những vườn thảo quả này đấy” – ông Dấu bảo vậy.
Nhân rộng mô hình
"Từ ngày nhiều hộ tham gia trồng thảo quả đến giờ, việc chăn nuôi gia súc cũng trở nên hiệu quả hơn bởi nhà nào cũng có chuồng trại nhốt gia súc, có vườn cỏ; khi thả có người chăn dắt...
Như vậy là cây thảo quả vừa giúp chúng tôi xóa đói nghèo, vừa góp phần xây dựng nếp sống văn minh đấy”. Ông Giàng A Dấu
“Chẳng như một số hộ khi biết cách làm ăn hay thì giấu nghề, giấu bí quyết; ông Dấu lại khác người, đi đâu cũng kể, cũng vận động người khác trồng thảo quả.
Ai không biết cách làm, không có vốn mua cây giống là ông ấy hỗ trợ.
Vì thế chỉ riêng ở cái bản Huổi Cưởm này đến nay đã có hơn 200ha cây thảo quả.
Dân các xã lân cận như: Mường Khoa, Phúc Khoa, Hố Mít, Tà Mít… cũng có nhiều hộ về đây học cách làm và xin giống về trồng.
Nhà tôi cũng đã có hơn 1ha cây thảo quả từ sự giúp đỡ của ông Dấu đấy.
Có thêm cây thảo quả, người dân có thêm nguồn thu lớn nên không ái còn phá rừng để thêm đất trồng sắn, trồng ngô…” – ông Chang A Chơ, dân bản Huổi Cưởm bảo vậy.
Nói về phát triển cây thảo quả, ông Dấu bảo: Càng nhiều người trồng thảo quả thì mình càng dễ bán, dễ mua nên tôi chỉ mong dân trong xã, trong bản cùng nhau trồng loại cây này để vừa xóa đói nghèo, vừa giữ rừng thêm xanh tốt.
Chúng tôi cũng đã bảo nhau: Phát triển thảo quả phải đi đôi với bảo vệ rừng; không phá rừng bừa bãi, không sấy thảo quả trong rừng để tránh cháy rừng.
Rừng có tốt thì thảo quả mới tốt tươi, con người mới có nguồn nước sạch.
Related news
Với 20 xã nông thôn, đến hết tháng 10, bình quân tiêu chí của huyện đã đạt 13,7 tiêu chí/xã, tăng 8,9 tiêu chí/xã so với năm 2011. Đây là mức tăng mạnh không chỉ với Thái Nguyên mà còn với nhiều địa phương khác của các tỉnh trung miền núi phía Bắc (bình quân tiêu chí của các địa phương trong vùng chỉ tăng từ 5-6 tiêu chí).
Hiện nay, thương lái vào tận bè thu mua từ 40.000 - 42.000đ/kg, cao gấp đôi so với cá tra. Với mức giá cá hú thương phẩm hiện tại được xem là cao nhất trong 10 năm qua, do thị trường nội địa khan hiếm mặt hàng này. Ngoài tiêu thụ ở các chợ truyền thống các tỉnh ĐBSCL, thương lái còn đưa đi các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Buôn Ma Thuật tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất đi.
Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.
Theo đó, tuyến đường xã An Hải sẽ được nâng cấp với chiều dài hơn 2km nối với đường bê tông hiện có từ xã An Phú đi gành Đá Đĩa đến vùng nuôi 40ha sò huyết và nâng cấp tuyến đường xã An Cư với chiều dài hơn 1,9km nối với đường bê tông nông thôn xã An Cư đến khu vực nuôi trồng thủy sản và nuôi hàu kết hợp rau câu, với diện tích hơn 30ha.
Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.