Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Rong Bún Làm Thức Ăn Cho Cá Nâu Nuôi Trong Ao Đất

Sử Dụng Rong Bún Làm Thức Ăn Cho Cá Nâu Nuôi Trong Ao Đất
Publish date: Saturday. November 22nd, 2014

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Rong bún có tự nhiên với sinh lượng rất lớn trong các thủy vực nước lợ (ao quảng canh, kênh tự nhiên...) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cá nâu có giá trị kinh tế khá cao, được thị trường trong nước ưa chuộng, dễ nuôi, và được nuôi phổ biến trong các mô hình quảng canh kết hợp với các đối tượng khác ở vùng nước lợ.

Kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng cá nâu đã tìm thấy thành phần thức ăn trong dạ dày của cá nâu gồm mùn bã hữu cơ, rong, tảo... trong đó, rong Enteromorpha và Chaetomorpha là phổ biến nhất. Nếu sử dụng rong bún thay thế được một phần thức ăn viên cho cá nâu sẽ góp phần giảm chi phí thức ăn và nâng cao lợi nhuận, đồng thời khuyến khích nông hộ sử dụng nguồn rong bún sẵn có tại địa phương làm thức ăn cho tôm, cá.

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống, tăng trưởng và năng suất cá nâu nuôi trong ao có rong bún được cho ăn thức ăn mỗi 2 ngày và mỗi 3 ngày, không khác biệt so với ao nuôi không có rong bún và cho ăn thức ăn viên mỗi ngày. Hàm lượng TAN và NO2 trong ao nuôi cá nâu có rong bún thấp hơn so với ao không có rong bún. Thành phần sinh hóa (hàm lượng nước, protein, tro, Ca và P) của thịt cá nâu không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức ăn. Riêng hàm lượng lipid của thịt cá nâu ở ao nuôi có rong bún thấp hơn ở ao nuôi chỉ cho ăn thức ăn viên.

Nuôi cá nâu trong ao đất cho ăn thức ăn viên kết hợp với rong bún giảm được chi phí thức ăn từ 49,65 - 61,36%. Do đó, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn so với chỉ cho ăn thức ăn viên. Nuôi cá nâu trong ao nước lợ, nơi có rong bún hiện diện tự nhiên có thể áp dụng cho các hộ dân vùng nước lợ đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn bài viết: http://www.khoahocphothong.com.vn/newspaper/detail/39352/su-dung-rong-bun-lam-thuc-an-cho-ca-nau-nuoi-trong-ao-dat.html


Related news

Người Mở Đường Cho Trái Chôm Chôm Xuất Khẩu Người Mở Đường Cho Trái Chôm Chôm Xuất Khẩu

Đến nay, tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tiên Phú (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, Bến Tre) đã có khoảng 60 container chôm chôm “bay” ra thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Cũng từ tổ hợp tác này, lần đầu tiên trái chôm chôm của Bến Tre đã tự hào bay xa và hội nhập. Anh Nguyễn Hữu Tâm là người đã ghi công đầu trong việc mở đường cho mặt hàng này xuất khẩu.

Tuesday. July 24th, 2012
Lợi Nhuận Cao Từ Nghêu Giống Lợi Nhuận Cao Từ Nghêu Giống

Nghề sản xuất nghêu giống mang lại thu nhập cao cho nông dân (Ảnh chụp tại trại nghêu giống ông Trần Văn Vinh – xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang)

Thursday. July 26th, 2012
Lại Bỏ Lúa Trồng Cam Lại Bỏ Lúa Trồng Cam

Từ đầu năm đến nay, hầu hết các loại nông sản đều giảm giá mạnh, nhưng cam sành vẫn giữ được giá cao với gần 30.000 đồng/kg nên rất nhiều người đã đốn nhãn, dừa.

Thursday. July 26th, 2012
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc Trên Đất Đồi Ở Văn Bàn Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc Trên Đất Đồi Ở Văn Bàn

Trong những năm qua, để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã tập trung hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất; cách phòng, chống dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là xây dựng mô hình trình diễn. Mặc dù qua đánh giá, các mô hình trình diễn đều mang lại hiệu quả cao, người dân rất phấn khởi tham gia, nhưng khả năng nhân rộng lại hạn chế. Nguyên nhân là do khó tìm được đầu mối cung ứng giống, đòi hỏi đầu tư, thâm canh cao, thị trường tiêu thụ không ổn định... Những khó khăn đó đòi hỏi khi xây dựng mô hình cần phải tìm hiểu kỹ để khắc phục những hạn chế trên.

Monday. July 30th, 2012
“Bắt” Cây Mía Tăng Năng Suất “Bắt” Cây Mía Tăng Năng Suất

Hiện nay, năng suất bình quân của cây mía tại Đồng Nai đạt khoảng trên 59 tấn/hécta/năm. Tuy nhiên, một số nông dân trong tỉnh lại có “bí quyết” đẩy năng suất mía cao gấp 1,5 - 2 lần mức bình quân.

Tuesday. July 31st, 2012