Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống Khỏe Nhờ Dừa Mã Lai

Sống Khỏe Nhờ Dừa Mã Lai
Publish date: Wednesday. December 25th, 2013

Là một trong những người đầu tiên mang loại dừa xiêm Mã Lai về trồng tại vùng đất Lê Minh Xuân, anh Lê Minh Đức (sinh năm 1973, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang “sống khỏe” nhờ loại cây này.

Theo anh Đức, tại vùng đất Lê Minh Xuân này anh trồng nhiều loại cây từ lúa, mía đến cây hoa cảnh, nhưng hầu như chúng đều không mang lại hiệu quả kinh tế. Riêng đối với cây dừa, trước đây cũng có nhiều người trồng để bán, nhưng đó là loại dừa thường, trái to nhưng ít ngọt, giá cả thấp.

Vào năm 2008, từ gợi ý của người quen, anh Đức đã lặn lội xuống tận Tiền Giang tìm mua giống dừa xiêm Mã Lai về trồng thay thế các cây có giá trị kinh tế thấp. Ban đầu anh mua 120 cây giống trồng thử nghiệm trên diện tích đất 5.000m2, với tổng kinh phí trên 20 triệu đồng. Đến năm thứ 3, dừa bắt đầu cho thu hoạch. Khác với các loại dừa khác, loại dừa này mặc dù cây thấp nhưng cho trái quanh năm. Bất kể mùa mưa hay mùa khô thì nước dừa vẫn giữ được vị ngọt thanh đặc trưng, được thị trường rất ưa chuộng. Các thương lái tìm đến tận vườn mua dừa, bên cạnh đó nhiều người ở trung tâm thành phố cũng đặt hàng sản phẩm dừa của gia đình.

Nhờ được chăm sóc kỹ nên vườn dừa nhà anh Đức cho trái sum suê, cứ khoảng 20 ngày nhà anh lại hái một lần, với sản lượng trung bình 1.000 trái/đợt. Có lúc cao điểm sản lượng thu hoạch lên đến 1.800 trái/đợt. Với giá từ 6.000 – 7.000 đồng/trái, mỗi đợt gia đình anh thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng.

Anh Đức cho biết trồng dừa không tốn nhiều công sức, ban đầu thì chịu khó bón phân, xịt thuốc, khi cây lớn rồi thì không cần phải chăm sóc nhiều. Chỉ một mình anh cũng có thể quán xuyến hết công việc và thậm chí còn dư thời gian để làm các công việc khác. Nhận thấy cây dừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh đang mở rộng diện tích vườn để trồng thêm 50 cây nữa.

Bên cạnh việc phát triển vườn dừa của gia đình, anh Đức còn giới thiệu cho người thân, bạn bè chuyển đổi cây trồng kém giá trị kinh tế sang trồng dừa. Anh cũng nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật cho những hộ trồng dừa khác trong khu vực. Cũng chính vì vậy mà hiện nay tại xã Lê Minh Xuân phong trào trồng dừa xiêm Mã Lai đang phát triển mạnh.

Bên cạnh trồng dừa, anh Đức còn mở trang trại nuôi cá sấu và trồng mía. Anh được bầu chọn là nông dân kinh doanh sản xuất giỏi cấp huyện trong 3 năm trở lại đây.


Related news

Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước

Với tổng diện tích tự nhiên 34.234 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 28.183 ha, chiếm 82,3%, huyện Ninh Phước đã xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài các mô hình trồng trọt, chăn nuôi triển khai thực hiện hiệu quả, những năm gần đây, Ninh Phước còn phát triển mô hình kinh tế trang trại với hình thức sản xuất đa dạng.

Monday. July 29th, 2013
“Ông Vua” Năng Suất Mía “Ông Vua” Năng Suất Mía

Chỉ với 1,5ha đất trồng mía, nhưng nhờ cần cù chịu khó, áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả, nông dân Hồ Văn Thắng đã có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Friday. May 24th, 2013
Đậu Phộng Giá Thấp Chưa Từng Thấy Đậu Phộng Giá Thấp Chưa Từng Thấy

Ngay từ thời điểm bắt đầu thu hoạch vụ ĐX 2013, giá đậu phộng (lạc) ở Bình Định đã bị giảm đến 3.000 - 4.000 đ/kg so với năm 2012. Càng thu hoạch rộ, giá đậu phộng càng tuột sâu, hiện chỉ còn 17.000 - 18.000đ/kg. Đã rẻ, nhưng muốn bán cũng chẳng có người mua. Người trồng đậu phộng ở Bình Định đang nẫu ruột ôm đậu phộng ế.

Saturday. May 25th, 2013
Anh Chamaleá Ngóng Vươn Lên Thoát Nghèo Anh Chamaleá Ngóng Vươn Lên Thoát Nghèo

Anh canh tác 5 sào ruộng hai vụ lúa, thu hoạch mỗi vụ gần 2,5 tấn. Với giá lúa 5.000đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi khoảng 16 triệu đồng/năm. Anh Ngóng trồng 2 sào bắp lai đầu tư thâm canh cho thu nhập hơn 5 triệu đồng.

Monday. July 29th, 2013
Làm Giàu Từ Cây Thanh Long Làm Giàu Từ Cây Thanh Long

Chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng khi đứng trước vườn thanh long đang mùa đơm bông kết trái trên đồng đất Nha Húi thuộc xã Mỹ Sơn. Mô hình cây thanh long ruột đỏ rộng 3 hecta của anh Sằn A Lộc đánh dấu bước phát triển mới trong nghề trồng cây ăn trái ở huyện Ninh Sơn.

Monday. July 29th, 2013