Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sôi sùng sục thị trường giống mắc ca

Sôi sùng sục thị trường giống mắc ca
Publish date: Friday. May 22nd, 2015

* Tràn ngập giống chui!

Nhận thấy thị trường cây giống mắc ca rất béo bở, nhiều vườn ươm, cơ sở kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh đã hăm hở vào cuộc dù không hề được cấp phép...

Nhan nhản cơ sở làm chui!

Chúng tôi đến tỉnh Lâm Đồng, nơi trong tương lai sẽ là thủ phủ của cả nước về cây mắc ca với diện tích quy hoạch phát triển năm 2020 lên đến 22.025 ha.

Những ngày này, đi đâu cũng nghe bà con kháo nhau về dự án phát triển cây mắc ca mà UBND tỉnh vừa phê duyệt. Sôi động nhất ở huyện Lâm Hà, nơi sẽ phát triển mắc ca lớn nhất tỉnh với tổng diện tích 4.400 ha.

Trong vai một nông dân đi mua giống mắc ca về trồng xen với cà phê, chúng tôi đến cơ sở cung cấp cây giống Lực Ngoan, thôn Từ Liêm, xã Nam Ban, huyện Lâm Hà.

Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn cây giống rộng chừng 2.500 m2, ông Lực hăm hở giới thiệu về hiệu quả của cây mắc ca và số cây giống có trong vườn mà vợ chồng ông tự ươm hạt.

Theo ông Lực, ông bắt đầu mua hạt mắc ca giống và tự ươm cây từ hơn 2 năm nay và đã bán ra thị trường cách đây 1 năm. Hiện tại, cơ sở của ông có hơn 4.000 cây giống mắc ca thực sinh tại vườn với đủ các dòng như OC, 695, 246, 816, 849.

“Nếu anh muốn mua giống thực sinh thì tôi có 2 loại, loại thực sinh 1 năm tuổi có giá 22.000 đồng/cây, còn loại 1,5 năm giá 35.000 đồng/cây. Còn nếu anh có nhu cầu mua giống ghép thì giá 75.000 đồng/cây, cứ đặt cọc trước 1/3 số tiền giống là trong vòng 10 ngày sau tôi sẽ cung cấp đủ số lượng, anh mua nhiều tôi sẽ bớt giá”, ông Lực mời chào.

Cách đó không xa, cơ sở kinh doanh giống cà phê và cây ăn quả của anh Nguyễn Văn Trào (thôn Vân Khánh, xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà) cũng giới thiệu bán sản phẩm cây giống mắc ca tự ươm.

Được biết, dù chỉ mới học hỏi kĩ thuật và tự ươm cây mắc ca giống được gần 2 năm, nhưng cơ sở của anh Trào đã bán ra thị trường được hơn 3.000 cây giống. “Hiện tại tui chỉ còn hơn 3.000 cây giống thực sinh, nếu anh muốn mua thì nhanh tay chứ đợi ít hôm nữa đến lúc trời mưa, người ta tranh nhau mua, anh muốn cũng không còn đâu”, Trào nói.

Mối lo từ giống thực sinh

Hiện hầu hết các cơ sở bán giống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều ra sức thu mua đủ các loại hạt giống mắc ca, sau đó về tự ươm giống và bán ra thị trường.

Khi chúng tôi nhờ tư vấn chọn giống giữa cây thực sinh và cây ghép, các chủ vườn ươm không ngần ngại giới thiệu chọn cây thực sinh để làm giống. Theo lời người bán thì cây giống thực sinh có giá thấp hơn nhiều, nhưng chu kì sinh trưởng và phát triển không... thua kém gì cây ghép!  

“Nếu anh muốn mua, tôi khuyên anh nên mua cây thực sinh trồng cho đỡ tiền. Anh cứ mua về trồng cho tôi, đến năm thứ 4 anh quay lại đây tôi đưa thuốc cho về phun, đảm bảo đúng 1 tháng sau cây sẽ đồng loạt ra hoa, đậu trái. Anh không phải mua cây ghép làm gì”, chủ vườn ươm Lực Ngoan nói.

Ông Hoàng Tùng, Giám đốc Cty Vinamacca cho rằng, việc thị trường tràn ngập cây giống mắc ca thực sinh là do các chủ vườn ươm chạy theo cái lợi trước mắt mà bỏ qua mối nguy hại tiềm tàng cho người mua. Khi chọn cây giống người mua nên biết rằng, cây mắc ca thực sinh sẽ bị phân ly, tỷ lệ cây không có quả hay quả ít rất cao và phải trồng rất lâu năm cây mới cho quả.

Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cũng cho biết: Cây giống thực sinh sẽ rất lâu cho quả, năng suất rất kém, không đồng đều. Khi trồng mắc ca, bà con phải hết sức thận trọng trong chọn mua giống, tốt nhất nên chọn giống ghép và phải biết rõ lý lịch giống.


Related news

Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Saturday. June 22nd, 2013
Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Friday. November 9th, 2012
Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

Friday. August 9th, 2013
Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

Thursday. May 23rd, 2013
Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

Saturday. June 22nd, 2013