Mong Chờ Nguồn Tôm Giống Chất Lượng

Khi người dân đẩy nhanh tiến độ cải tạo đất chuẩn bị cho một vụ tôm nuôi mới cũng là lúc thị trường tôm giống dần “nóng” lên. Để có được những vụ nuôi thành công trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và tình trạng dịch bệnh gan tuỵ chưa được khống chế, hơn bao giờ hết người dân đang kỳ vọng sẽ có nguồn giống chất lượng để giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất trong khu vực, Cà Mau mỗi năm cần khoảng 16-17 tỷ con giống phục vụ nhu cầu nhiều loại hình nuôi từ công nghiệp đến quảng canh truyền thống. Do vậy, đây là mảnh đất đầy tiềm năng để nhiều trại sản xuất, kinh doanh giống khai thác.
Lợi dụng nhu cầu cao này, nhiều người kinh doanh thiếu lành mạnh bán tôm kém chất lượng tràn lan làm cho người nuôi tôm gặp nhiều rủi ro. Trong khi nhu cầu khá cao, lượng tôm giống sản xuất nội tỉnh chỉ có thể đáp ứng được gần 40%, số còn lại phải nhờ vào nguồn cung ứng ngoài tỉnh. Mà nguồn giống này hiện nay được nhiều người dân đánh giá là chưa thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Hiện nay, lượng giống nhập tỉnh đa phần được tập trung về chợ tôm giống thuộc ấp Cây Trâm, xã Định Bình (mà nhiều người quen gọi là chợ tôm giống Tắc Vân). Đây là nơi tập trung phân phối tôm giống không chỉ của các tỉnh ngoài mà còn là điểm giao dịch của các cơ sở sản xuất giống từ Tân Thuận, Đầm Dơi và Năm Căn.
Tuy nằm ngay trạm kiểm dịch nhưng ông Lê Ngọc Ân, ấp Cây Trâm, xã Định Bình, phân vân: “Không biết quy trình kiểm dịch diễn ra như thế nào, nhưng khi mua tôm ở đây đưa đi kiểm dịch lại hầu như không lô nào đạt”.
Trong hai năm trở lại đây, tình trạng tôm chết thường xuyên kéo dài khiến nhiều nông dân phải điêu đứng. Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Tư, ấp Ba Vinh, xã Định Bình, con giống góp phần rất lớn vào thành công của một vụ nuôi.
Nhiều người đổ cho môi trường bị ô nhiễm, khâu cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật… nhưng ngay từ những ngày đầu khi nghề nuôi mới bắt đầu thì tỷ lệ thả đạt cũng rất thấp. Nếu nuôi theo kiểu quảng canh truyền thống thông thường, người nông dân khi thả 50.000 con giống chỉ mong sao còn lại 7.000 - 8.000 là đã mừng. Lúc ấy không thể nói là môi trường bi ô nhiễm hay không đúng kỹ thuật.
Nghề nuôi tôm ngày một khó “ăn” hơn do nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng con giống. Chính vì thế, ông Ân thiết tha: “Mong rằng thời gian tới tỉnh sẽ có nguồn con giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất”.
Related news

Tận dụng lợi thế của một địa phương miền núi, với nhiều diện tích vườn cây ăn quả, đồi rừng, người dân xã Thành Kim (Thạch Thành - Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi ong mật. Từ những hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên xã đã khuyến khích các hộ có điều kiện nhân rộng đàn ong.

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, trong 6 tháng của năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn đã nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp. Để nhập khẩu lượng bắp trên, các doanh nghiệp phải chi ra gần 259 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước thì bắp nhập khẩu tăng gần 60% về lượng và 75% về giá.

Hàng chục triệu hộ chăn nuôi sẽ sống ra sao khi mà chỉ cần 10 doanh nghiệp nhập khẩu bò là đủ đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu dân?

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 12.070 ha, bằng 54% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 2,22% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên 6.936 ha, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2014; không xác định nguyên nhân 1.012 ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết.

Trong nửa tháng qua, giá tôm nước lợ (tôm sú và thẻ chân trắng) tại các vùng nuôi tôm phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, nông dân nuôi tôm rất phấn khởi. Mặt khác, thời tiết trong những ngày gần đây bắt đầu dịu trở lại do tác động của những cơn mưa lớn, nên người dân tiến hành thả giống cho vụ nuôi mới.