Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí Quyết Trống Mía To, Đẹp Của Ông Tân Ở Hòa Bình

Bí Quyết Trống Mía To, Đẹp Của Ông Tân Ở Hòa Bình
Publish date: Monday. January 28th, 2013

Tuy không phải là “đại gia” về nhiều đất, nhiều mía nhưng thương lái buôn mía ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đều biết đến tiếng ông Lê Thanh Tân ở khu 7. Tiếng của ông không phải đất rộng, nhiều mía mà là lúc nào vườn mía của ông đứng đầu bởi cây mía to, đều, màu đẹp.

Năm 1983, ông Tân vào làm công nhân Nông trường Cao Phong. Ngoài công việc ở nông trường, ông nhận thêm đất, vay vốn trồng mía phát triển kinh tế. Những năm đầu chưa có kinh nghiệm, ông học hỏi những người xung quanh. Tuy nhiên, ngày đó, cây mía mới trồng ở Cao Phong nên không có nhiều kinh nghiệm. Khi thu hoạch, các thương lái vào vườn hay chê mía “chân hương” (gốc nhỏ, ngọn to) và màu không đẹp. Khắc phục những kỹ thuật đó, ông tìm đọc những tài liệu nông nghiệp về cây mía và thử nghiệm những kỹ thuật, cách chăm bón của mình bằng nhiều hình thức. Sau nhiều năm, ông đã tìm ra kỹ thuật chăm sóc cây mía để có được cây mía đẹp.

Đưa chúng tôi đi thăm vườn mía, ông Tân tâm sự: nhiều người cứ bảo tôi có bí quyết gì không? Tôi bảo chẳng có gì, quan trọng nhất là phải chăm sóc cho mía làm sao đúng - đủ - kịp thời. Quả thật, đi thăm hết vườn mía của ông dù là mía năm đầu nhưng hiếm gặp cây mía nào bị “chân hương” và bị “mèo cào” (bón nhiều vôi). Cây mía thẳng tắp, dưới chân không còn lá mía lạo xạo. Theo kinh nghiệm của ông, đến thời kỳ sinh trưởng, quan trọng bón phân đúng thời điểm nhất là lúc “la chân” (bóc lá đầu tiên cho mía) và bón sao cho đủ phân để nuôi dưỡng, đồng thời khi phát hiện sâu bệnh phải phun khẩn trương để dập bệnh ngay. Lúc bắt đầu trồng, đào rãnh phơi ải khoảng nửa tháng, lúc đó, đất được nghỉ ngơi phơi nắng chết vi khuẩn có hại cho cây trồng.

Khi Nông trường có chủ trương giao đất cho công nhân, ông nhận hơn 2 ha trồng mía. Cây mía nhiều năm nay theo thăng trầm của thị trường, có năm bán chẳng ai mua. Tuy nhiên, vườn của ông lúc nào cũng bán được tuy không được giá. Ông cho biết: Như năm 1999 và năm 2000, giá mía rớt thảm từ 1000 đồng/cây xuống còn 300 đồng/cây, nhiều nhà không bán được. Nhà tôi bán được nhưng lỗ vài chục triệu đồng. Những năm đó, nhiều hộ gia đình nản bỏ trồng mía nhưng ông vẫn trồng bởi ông nghĩ mía là cây thực phẩm sạch, sau này, thị trường sẽ chấp nhận. Những rủi ro là do thời tiết không ủng hộ. Trong những năm gần đây, cây mía ngày càng được thị trường ưa chuộng, mỗi năm, gia đình ông thu nhập từ mía trên 200 triệu đồng. Cùng với cam, vụ mía năm nay được giá hơn mọi năm có thương lái vào trả giá trung bình 5.000 đồng/cây nhưng ông vẫn chưa muốn bán. Ngoài trồng mía, ông còn trồng cam và nuôi cá. Ông cho biết: Cây mía là cây ngắn ngày cho thu nhập cao và nó là cây “nuôi ” cây cam. Hiện nay, diện tích trồng mía của tôi đã trồng xen cam. Khi nào hết chu kỳ thu hoạch mía thì cam cho thu hoạch. Như vậy, mình tận dụng được hết đất và không để đất nghỉ ngơi.

Không những làm kinh tế giỏi, ông Tân còn đi đầu tuyên truyền những tiến bộ KHKT vào sản xuất. Ông luôn giúp đỡ, hướng dẫn cách làm mới cho bà con trồng mía ở Cao Phong.

 


Related news

Bàn Giải Pháp Tiêu Thụ Vải Thiều Tại Thị Trường Trong Nước Bàn Giải Pháp Tiêu Thụ Vải Thiều Tại Thị Trường Trong Nước

Ngày 16-6, tại TP.HCM, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND TP.HCM, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hải Dương tổ chức “Hội nghị đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều năm 2014 vùng Đông – Tây Nam Bộ” nhằm hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong nước.

Tuesday. June 17th, 2014
Bạc Liêu Bồi Thường Cho Các Hộ Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Hơn 11,7 Tỷ Đồng Bạc Liêu Bồi Thường Cho Các Hộ Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Hơn 11,7 Tỷ Đồng

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, đến nay, có hơn 160 hộ nuôi trồng thủy sản tham gia bảo hiểm cho con tôm với tổng diện tích tham gia trên 180ha (gồm 256 hợp đồng). Tổng chi chí bảo hiểm cho con tôm hơn 9,44 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 5,7 tỷ đồng.

Wednesday. July 9th, 2014
Năng Lực Sản Xuất Tôm Giống Chỉ Đáp Ứng 20% Nhu Cầu Thả Nuôi Năng Lực Sản Xuất Tôm Giống Chỉ Đáp Ứng 20% Nhu Cầu Thả Nuôi

Hiện nay, huyện Cái Nước (Cà Mau) có hơn 30.200 ha đất nuôi tôm; trong đó, có gần 1.500 ha nuôi công nghiệp, trên 8.000 ha tôm quảng canh cải tiến. Diện tích trên đòi hỏi lượng tôm giống rất lớn, nhưng toàn huyện chỉ có 17 trại sản xuất tôm sú giống, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của nông dân.

Wednesday. July 9th, 2014
Giá Hạt Tiêu Tăng Vọt, Người Dân Phấn Khởi Giá Hạt Tiêu Tăng Vọt, Người Dân Phấn Khởi

Các đại lý mua bán nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước cho biết, thời điểm hiện nay, giá hạt tiêu mua tại nhà của nông dân là 150.000 đến 152.000 đồng/kg.

Tuesday. June 17th, 2014
Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi

HTX bò sữa Long Tân (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) thành lập ngày 6-8-2013, trên cơ sở tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Long Tân. Sau 1 năm thành lập, HTX đã có bước chuyển mình. Đàn bò sữa của HTX hiện có khoảng 420 con, trong đó có 280 con đang cho sữa, thuộc 44 hộ chăn nuôi.

Wednesday. July 9th, 2014