Cải Ngọt Hoà Sơn
Phát huy lợi thế đất đai, nguồn nước, mấy năm trở lại đây, nông dân thôn Hoà Sơn, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã liên kết trồng cải ngọt an toàn. Nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ loại cây trồng này.
Từ nhiều năm nay, gia đình chị Lê Thị Quý, thôn Hoà Sơn đã chọn cải ngọt là cây trồng chính trong vụ đông, vì đây là một trong những cây rau màu ngắn ngày năng suất cao, dễ trồng, dễ bán. Hằng năm, gần tới thời điểm thu hoạch lúa mùa sớm, gia đình chị lại dành hơn 100 m2 đất trong vườn gieo hạt để khi thu hoạch lúa mùa xong là có con rau giống trồng ngay. Sau khi trồng khoảng 20 ngày là rau được thu hoạch. Cách làm này giúp gia đình chị gối được từ 5 đến 6 lứa rau trong một vụ đông mà vẫn bảo đảm kịp thời gieo cấy lúa chiêm xuân.
Theo chị Quý, có thể trồng cải ngọt trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải được tưới, tiêu tốt. Làm đất kỹ, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 8-10 ngày cho thoáng khí, giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh. Năng suất cải ngọt của gia đình chị bình quân đạt 850 kg/sào. Giá hiện tại 7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, với 5,5 sào trồng cải, gia đình chị thu lãi hơn 27 triệu đồng/lứa chỉ với hai lao động. "Xe ô tô của các thương lái đến tận nhà cân rau, không phải mất công mang ra chợ bán”. Chị Quý vui vẻ cho biết.
Khác với chị Quý, hộ chị Hoàng Thị Luận trồng 2 sào cải ngọt quanh năm. Năm ngoái, các hộ trong thôn được Hội Nông dân xã, huyện hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn và 5 hộ được vay vốn phát triển sản xuất theo mô hình liên kết. Đó là cách làm hay nên gia đình chị cũng như các hộ khác đã áp dụng làm theo. "Chính vì thế mà khách hàng chỉ cần "a lô” là có đủ rau!” - Chị Luận nói.
Ông Ngô Văn Ngọc, Bí thư chi bộ thôn Hoà Sơn cho biết, hiện thôn có hơn 25 ha đất nông nghiệp trong đó có 3 ha được trồng cải ngọt, với 25 hộ tham gia, liên kết. Hầu hết sản phẩm rau của bà con được các doanh nghiệp trên địa bàn thu mua phục vụ bếp ăn công nhân, sản xuất ra không đủ bán.
Related news
Khi hội nhập, tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến ngành chăn nuôi Việt Nam không lớn nhưng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước mạnh trong ngành chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ và Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi trong nước.
Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với mức thuế rà soát hành chính lần thứ chín (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh so với POR8, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong Tám.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh bởi một trong những lý do cơ bản là chúng ta vẫn chưa thể chủ động được thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn còn quá cao.
20 năm là khoảng thời gian quá dài để có thể đánh giá những được - mất mà mô hình tôm – lúa mang lại. Những cách làm hay, những kinh nghiệm qua các lần thất bại, cùng những đề xuất, kiến nghị của những người trong cuộc sẽ là bài học bổ ích cho việc tái cơ cấu sản xuất vùng tôm – lúa ở Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững hơn.
Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.