Sản Xuất Theo Hướng GAP, Đưa Sản Xuất Nông Nghiệp Theo Chiều Sâu

Năm 2013, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện 6.600/200.000 ha diện tích canh tác lúa áp dụng theo hướng GAP, tập trung phần lớn trên các cánh đồng liên kết và hợp tác xã trồng lúa.
Trên cây ăn trái, bước đầu áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP và GlobalGAP trên một số cây chủ lực như: xoài, quýt hồng, nhãn, chanh với diện tích 100/25.000ha. Đặc biệt, đối với ngành hàng sản xuất cá tra có tổng diện tích ao nuôi 764ha đã áp dụng và đạt cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, ASC, SQF, BMP... trên 234ha, đạt trên 30% tổng diện tích.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, các sản phẩm ứng dụng GAP bước đầu đã được khách hàng trong và ngoài nước quan tâm. Đối với sản phẩm thủy sản, đã xuất sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng sản phẩm xoài của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, Tổ hợp tác xoài Tân Thuận Tây (TP.Cao Lãnh) đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP được cấp mã vùng xuất sang New Zealand. Theo đó, một số doanh nghiệp của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc bắt đầu tiến đến liên kết và thu mua sản phẩm xoài Cao Lãnh...
Related news

Hiện nay mô hình lấy khí biogas từ chất thải chăn nuôi phát triển khá mạnh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Mô hình không chỉ cho khí đốt sinh hoạt mà còn làm năng lượng tạo nên dòng điện phục vụ trở lại chăn nuôi.

Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức mua 13 con bò đực lai sind với kinh phí 525 triệu đồng để hỗ trợ cho nông dân ở tỉnh.

Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt.

Ông Kiều Văn Cang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định cho biết: Trong vụ hè thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức SNV (Hà Lan), Chi cục đã phối hợp với một số địa phương trong tỉnh triển khai sản xuất 7 mô hình thâm canh lúa cải tiến chống biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (gọi tắt là phương pháp SRI).

“Để phát huy hiệu quả vốn ưu đãi, bên cạnh việc người vay phải có ý thức vươn lên, không thể thiếu những “cầu nối” đưa vốn đến đối tượng thụ hưởng”- bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quang Bình, Hà Giang, cho hay.