Triển khai chương trình Thương hiệu Quốc gia năm 2016
Sản phẩm đăng ký để được lựa chọn mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí: là kết quả của quy trình sản xuất và kinh doanh hiện đại, đảm bảo các yêu cầu, quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong từng thời kỳ;
Được sản xuất và cung ứng bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, có khả năng xuất khẩu và thay thế sản phẩm nhập khẩu; sản phẩm đảm bảo chất lượng; thương hiệu được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
Chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường nội địa và kim ngạch xuất khẩu; được người tiêu dùng lựa chọn…
Chương trình do Bộ Công Thương làm cơ quan thường trực, phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Được khởi động từ năm 2003, đến nay chương trình đã trải qua 4 đợt xét chọn, với 63 doanh nghiệp có thương hiệu (sản phẩm, dịch vụ) đạt Thương hiệu quốc gia.
Năm 2016 là lần thứ 5 chương trình được triển khai.
Related news

Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.

Đã qua, người trồng mía trong tỉnh Cà Mau lao đao vì giá mía giảm. Đã vậy, họ còn bị nhà máy đường Thới Bình tính chữ đường thấp, làm cho nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với cây mía. Diện tích trồng mía vì vậy ngày càng thu hẹp.

Đồng Văn là xã trồng nhiều hồi nhất ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) với khoảng 2.000ha. Những năm qua, ý thức được việc phải khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều hộ gia đình đã tích cực chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để trồng hồi, quế.

Nhận thấy cây dưa hấu mang lại lợi nhuận cao với mức lãi ròng đạt gần 100 triệu đồng/ha chỉ sau hơn 3 tháng canh tác, thời gian qua trên địa bàn huyện Krông Bông (Đắk Lắk) nhiều người dân đã đổ xô trồng dưa hấu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 năm 2014 ước đạt 606.000 tấn với giá trị 278 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3,86 triệu tấn và 1,75 tỷ USD, giảm 7,9% về khối lượng, và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.