Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiếm dần cá niên

Hiếm dần cá niên
Publish date: Thursday. November 26th, 2015

Theo lời một số người dân miền núi Ba Tơ, Sơn Hà...

thì cách đây khoảng 10 năm về trước, cá niên ở các con sông suối nhiều lắm. Chuyện thả lưới bắt được từ 3-5 kg/ngày/người là bình thường. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi cá niên được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản, với giá bán rất cao nên số lượng người tham gia đánh bắt ngày càng đông.

Điều đáng lo ngại là thay vì sử dụng những hình thức đánh bắt truyền thống, như: Thả lưới, dùng đoọc...

để đâm, thì nay người dân thay thế bằng châm điện dẫn đến cá niên hiếm dần. Nhiều khi đi cả đêm chỉ bắt được từ 0,4-1 kg/người, anh Đinh Văn Hin (38 tuổi), ở xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà, kể.

Nhu cầu tiêu thụ tăng, nhưng số lượng đánh bắt ít dẫn đến giá cá niên cũng tăng vọt, với giá bán hiện tại chợ thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà lên gần 400.000 đồng/kg, cao hơn gấp 2 lần so với thời điểm đầu năm.

Thiết nghĩ các cấp ngành chức năng của huyện tỉnh, cần tăng cường tuyên truyền; đồng thời xử lý nghiêm khắc kiểu đánh bắt bằng châm điện để bảo vệ cá niên. Được biết, cá niên được đồng bào thiểu số người Hre gọi là Cai-lin, còn người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc...

cư trú tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối, dưới chân các con thác, ghềnh đá.

Kích cỡ của cá niên trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Tuy nhiên tại một số vùng như Trà Bồng, Tây Trà...

cá niên đánh bắt được to đến 2-3 ngón tay của người lớn.


Related news

Thành lập vườn sâm gốc ở Nam Trà My Thành lập vườn sâm gốc ở Nam Trà My

Nhằm đảm bảo nguồn gen và chủ động nguồn giống để phát triển vùng sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My đang tiến hành các bước để thành lập vườn sâm gốc trên diện tích 100ha tại xã Trà Linh.

Thursday. June 4th, 2015
Hội Nông dân xã Đức Nhuận chung tay phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới Hội Nông dân xã Đức Nhuận chung tay phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới

Học và làm theo Bác từ những công việc nhỏ, hoàn thành tốt công việc của mình đang làm, trở thành phương châm hoạt động và làm việc của Hội nông dân xã Đức Nhuận, để cùng nhau xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Thursday. June 4th, 2015
Gặt lúa nơi xứ người Gặt lúa nơi xứ người

Ngày mùa, trên cánh đồng nặng trĩu lúa vàng ở Gio Quang (huyện Gio Linh, Quảng Trị) càng thêm nhộn nhịp trong âm thanh rền vang từ những chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động liên tục. Cơ giới hóa trong nông nghiệp thực sự đã đem lại nhiều tiện ích và hiệu quả to lớn cho người nông dân.

Thursday. June 4th, 2015
Hồ tiêu được mùa, được giá Hồ tiêu được mùa, được giá

Những ngày này, người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi vì hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá.

Thursday. June 4th, 2015
Krông Nô khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa chất lượng cao Krông Nô khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa chất lượng cao

Trong vụ đông xuân vừa qua, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Krông Nô đã đưa trồng khảo nghiệm thành công 7 giống lúa mới là AC5, TL6, LH12, HBO2, Nam Định 5, Thiên ưu 8, thảo dược Vĩnh Hòa (VH1), thu hút 35 hộ dân đã tham gia và đưa lại năng suất, chất lượng cao.

Thursday. June 4th, 2015