Lúa chất lượng Hà Nội

Từ một địa phương không có tiếng tăm gì về lúa, hạt gạo chất lượng cao của Thủ đô đã tự tin tham gia 2 Festival lúa gạo, 4 lượt tranh tài ở hội chợ nông nghiệp với 45 gian hàng giới thiệu rộng khắp cho người tiêu dùng Hà Nội cũng như các tỉnh được biết.
Giai đoạn 2008-2010 tỷ lệ trồng lúa chất lượng cao của Hà Nội mới chỉ chiếm 8 -14% diện tích trồng lúa với quy mô nhỏ lẻ, phân tán, bộ giống còn nghèo nàn.
Công nghệ sau thu hoạch như phơi, sấy, bảo quản, chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu của hạt gạo chất lượng cao.
Trong khi chỉ tính riêng khu vực nội thành, trung bình một năm tiêu thụ khoảng 67.000 tấn gạo chất lượng cao nhưng vẫn một bộ phận không nhỏ người Hà Nội chỉ quen dùng loại gạo phẩm cấp thấp như Khang Dân 18.
Gạo khô chan canh ăn cơm mới hợp.
Chính vì tư duy ấy nên khi chương trình lúa hàng hóa chất lượng cao mới về, vụ đầu tiên nhiều người ăn xong than vãn: “Dẻo quá không ăn được!” Nhưng 2 năm sau thì cười hì hì: “Không cấy lúa này thì em không ăn được gạo khác”.
Kết quả là Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã xây dựng được 120 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng SX lúa hàng hóa chất lượng cao tiêu biểu tại 86 HTX của 14 huyện ngoại thành Hà Nội với quy mô 24.821 ha, tổng số 155.669 lượt hộ nông dân tham gia chương trình.
Tiêu biểu phải kể đến những địa phương như Tam Hưng, Thanh Văn (Thanh Oai), Tân Hưng, Mai Đình (Sóc Sơn), Phụng Thượng, Tích Giang (Phúc Thọ).
Cơ cấu giống chất lượng cao đã vô cùng phong phú với 15 loại như Bắc Thơm số 7, T10, Hương thơm số 1, Nàng Xuân…
Diện tích lúa cấy không ngừng tăng.
Nếu như diện tích chất lượng cao của Hà Nội năm 2010 chỉ là 19.538 ha, chiếm 10,4% thì đến năm 2015 đã chiếm 36 - 37%; huyện trồng nhiều nhất là Thanh Oai, tiếp đó là Quốc Oai, Thường Tín…
Quy mô 36.000 ha/vụ, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, sản lượng đạt 187.200 tấn, giá bán tăng từ 1,3 - 1,5 lần so với lúa Khang Dân 18.
Theo quy hoạch của thành phố, đến năm 2020 diện tích lúa chất lượng cao đạt 40.000 ha canh tác, chiếm khoảng 43% diện tích lúa tập trung chủ yếu ở 8 huyện là Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Chính vì thế mà rất cần một định hướng đúng và một quyết tâm cao để có thể nâng tầm cho vị thế hạt gạo Thủ đô.
Tính ra tổng giá trị sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao thực hiện trong 5 năm đạt 1.329 tỷ đồng, trong đó hiệu quả kinh tế đạt 624 tỷ, tăng hơn so với SX lúa thường như Khang Dân 18 là 285 tỷ đồng.
Từ chỗ trắng tay về thương hiệu Hà Nội đã xây dựng được 3 nhãn hiệu tập thể “Gạo Bồ Nâu” cho HTX Thanh Văn, “Nếp cái hoa vàng Sóc Sơn” và “Gạo thơm Bối Khê” cho HTX Tam Hưng (Thanh Oai).
Bà Hoàng Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, Chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân.
Chương trình giúp làm thay đổi nhận thức của cán bộ, nông dân về tổ chức SX theo hướng tập trung, cánh đồng một giống lúa chất lượng. Làm thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ năng suất cao sang chất lượng cao.
Hình thành và phát triển các vùng SX lúa đặc sản, lúa hàng hóa chất lượng cao đồng thời sạch và an toàn.
Hợp tác bốn nhà bước đầu đạt kết quả khá, đáng chú ý là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương đã tiêu thụ 65% lúa, gạo chất lượng cao của chương trình…
Tuy nhiên vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế như công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cơ sở còn chưa quyết liệt nhất là quy hoạch mô hình SX lúa hàng hóa ở một số điểm còn chưa tập trung.
Chăm sóc, bón phân chưa cân đối, lạm dụng phân hóa học nhất là sử dụng đạm nhiều khiến sâu bệnh phát sinh, gây hại.
Công tác kiểm tra, dự tính, dự báo sâu bệnh hại của một số ban chỉ đạo xã, HTX còn chủ quan.
Việc tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao chủ yếu qua thương lái theo hình thức mua và bán, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người SX với doanh nghiệp nên đầu ra chưa ổn định.
Related news

Nhằm nâng cao ý thức cho người nuôi tôm trong việc sử dụng tôm giống qua xét nghiệm, góp phần hạn chế dịch bệnh, đề án xét nghiệm bệnh tôm miễn phí cho hộ nghèo và cận nghèo được triển khai hơn 1 năm qua.

Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty Bunge (Hoa Kỳ) thí điểm trồng cây đậu nành thay thế cây bắp tại xã Đá Bạc (H.Châu Đức). Đến thời điểm này, mô hình này đã mang lại hiệu quả bước đầu cho bà con nông dân trong xã.

Thời gian qua, huyện vùng cao Bác Ái được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, một số thôn, xã nằm trong vùng dự án được di dời về nơi ở mới.

Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.

Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.