Cải thiện sinh kế người dân nông thôn
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Ngày Lương thực thế giới (16/10), chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông JongHa Bae (ảnh), Trưởng Đại diện FAO Việt Nam về một số thành tựu phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Ông nghĩ gì về những thành tựu và những điều chưa đạt được trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam những năm qua?
Sau 15 năm, 43 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo, tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm một nửa so với năm 1990.
Tuy nhiên, việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn không đồng đều và thiếu bền vững, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, những người có tỷ lệ nghèo cao và có nguy cơ tái nghèo cao.
Việt Nam đã trở thành nước XK gạo hàng đầu thế giới. Song khó khăn nhất là việc tiêu thụ tất cả lượng gạo SX ra.
Theo ông, vấn đề an ninh lương thực có còn quan trọng đối với Việt Nam? Làm thế nào để chúng ta nhìn nhận và tiếp cận vấn đề này?
Trong ba thập kỷ qua, Việt Nam đã có một thành tựu đáng kể trong ngành trồng trọt, đóng góp nhiều đến cải thiện an ninh lương thực.
Tuy nhiên, khái niệm về an ninh lương thực cần được hiểu rộng hơn, đủ không chỉ về số lượng mà còn về chất dinh dưỡng, đồng thời đảm bảo người dân tiếp cận được nguồn lương thực mà không nhất thiết phải được SX bởi họ nhưng họ có thể mua.
Do đó, đa dạng hóa SX nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân cũng góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
Các chuyên gia cho rằng, nông dân Việt Nam không còn đói, mà chỉ nghèo.
Hộ nghèo vì thiếu lương thực có thể mua gạo và thực phẩm tại các quầy hàng ở gần nhà.
Nhưng họ mắc nợ thiếu tiền để trả nợ chứ không phải là thiếu thực phẩm.
Ông nghĩ gì về vòng đói nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam, các chính sách bảo trợ xã hội và nông nghiệp ở Việt Nam?
Đúng là người nông dân vẫn chịu thiệt thòi so với người lao động trong ngành dịch vụ và công nghiệp với thu nhập nông nghiệp thấp và bấp bênh.
Khoảng 2/3 dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp và sinh kế của họ không được cải thiện nhiều, mặc dù sản lượng cây trồng tăng.
Hệ thống an sinh xã hội không bao gồm khu vực nông thôn và ngành nông nghiệp.
Bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ vừa được đưa vào thử nghiệm.
Do đó, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và thu nhập cho nông dân và liên kết nông dân với các chuỗi giá trị sẽ giúp phá vỡ vòng nghèo đói lẩn quẩn đã nêu ở trên.
Trong những năm gần đây, FAO đã có một số chương trình và dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam? Ông đánh giá thế nào về tác động của các dự án này?
FAO hoạt động tại Việt Nam từ năm 1978, với các ưu tiên ban đầu là khôi phục lại an ninh lương thực và giúp Chính phủ xây dựng lại các thể chế và năng lực ngành nông nghiệp sau sự tàn phá của chiến tranh.
Từ những năm 1990, vùng trọng tâm của FAO đã được mở rộng một cách rộng rãi bao gồm tư vấn chính sách, đặc biệt là kế hoạch và chiến lược, bổ sung cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật.
Để đối phó với các rủi ro và mối đe dọa mới nổi, FAO đang mở rộng tầm hỗ trợ Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo để đạt được an ninh lương thực, cùng với sự phát triển liên tục cho SX nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng nông thôn.
Việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn không đồng đều và thiếu bền vững
Gần đây FAO đã hỗ trợ cho chính sách phát triển nông thôn mới với các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, mục tiêu chính là để cải thiện sinh nông thôn và nâng cao thu nhập của nông dân.
Trong tương lai, các dự án và chương trình FDI sẽ được tiếp tục thực hiện tại Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và an ninh lương thực? Các dự án này có gì khác so với trước đây?
Khuôn khổ chương trình quốc gia cho 2012 - 2016 đã được phê duyệt trong tháng 6/2013 về thực hiện các biện pháp can thiệp hiệu quả tại Việt Nam trong 4 lĩnh vực ưu tiên.
Lĩnh vực đầu tiên tập trung vào hỗ trợ cho các chính sách và các khuôn khổ pháp lý hiệu quả cho sinh kế nông thôn, an ninh lương thực dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm.
Hỗ trợ của FAO sẽ cho phép một hệ thống nông nghiệp và thực phẩm toàn diện và hiệu quả cho các cộng đồng nông thôn dễ bị tổn thương.
Được biết, FAO đang hỗ trợ Việt Nam phát triển một khuôn khổ chính sách hướng tới đến năm 2020 không còn nạn đói.
Ông có thể cho chúng tôi biết những thay đổi của khung chính sách mới này?
FAO đang chỉ đạo dự án này để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cải thiện thu nhập, sinh kế và mức sống của người dân nông thôn và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, công bằng và bền vững.
Cụ thể sẽ hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người dân nông thôn, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số và người nghèo, cũng như xây dựng năng lực cho các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo trong các lĩnh vực chính sách, chiến lược và đầu tư công.Hiện rất ít người bị đói, nhưng tình hình suy dinh dưỡng vẫn còn.
FAO đang đề xuất khái niệm nghèo đa chiều.
Ông có thể cho chúng tôi biết thêm về vấn đề này?
FAO đề xuất "Sáng kiến không còn nạn đói", một phương thức tiếp cận đa chiều nhằm loại bỏ nạn đói một cách bền vững, đây là một sáng kiến của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon.
Tháng 1/2015, chúng tôi đã có một sự kiện ra mắt Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và các Bộ có liên quan.
Sáng kiến bao gồm 5 trụ cột chính:
- 100% tiếp cận công bằng đến thực phẩm đầy đủ, dinh dưỡng và giá cả phải chăng quanh năm.
- Không còn trẻ em còi cọc dưới 2 tuổi.
- Tất cả các hệ thống thực phẩm đều bền vững.
- Tăng 100% về năng suất và thu nhập của các hộ SX nhỏ.
- Không còn mất hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm.
Xin cảm ơn ông!
Related news
Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch hoa màu, tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Hòa, Khánh Thuận, Khánh Lâm, Khánh Hội, năng suất ước đạt từ 1,5 – 2 tấn/công, một số loại hoa màu đạt 2,5 tấn/công.
Mặc dù Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng nói rằng rau mầm rất tốt cho sức khỏe do có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu sản xuất đại trà thông qua lạm dụng hóa chất kích thích sẽ là ẩn họa khó lường...
Theo Sở Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang: Đến nay, phong trào lai tạo, sản xuất giống lúa phát triển mạnh. Toàn tỉnh có trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống với diện tích trên 10.000 héc-ta, đáp ứng 95% lượng giống các loại.
Năm nay ở ĐBSCL lũ không về, ruộng đồng không có phù sa bồi đắp, không có nước làm vệ sinh gốc rạ, cỏ dại để cắt nguồn lây lan dịch bệnh.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích lúa chất lượng cao của Hà Nội sẽ đạt 40.000ha (chiếm 43% diện tích đất canh tác lúa), tập trung ở 8 huyện ngoại thành là Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.