Nhãn lồng Hưng Yên và Hà Nội chuẩn bị đi Mỹ

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Công ty Ánh Dương Sao đang phối hợp với thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên triển khai thu mua và xuất khẩu nhãn vào thị trường Mỹ, đặc biệt là nhãn lồng ở Hưng Yên.
Theo đánh giá của doanh nghiệp thì mẫu mã và chất lượng của nhãn lồng Hưng Yên cao hơn hẳn so với nhãn của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay doanh nghiệp đang phối hợp với Trung tâm Xuất nhập khẩu của Cục Bảo vệ Thực vật xuống trực tiếp những địa phương này để ký kết thu mua nhãn xuất khẩu khi nhãn vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã hoàn thành giai đoạn kiểm tra, đánh giá và cấp bốn mã số cho các vùng trồng nhãn tại Hà Nội và Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến thu mua tại địa phương xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ. Dự kiến, khoảng 10 ngày nữa bước vào thu hoạch nhãn chính vụ, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua nhãn xuất khẩu tại các vùng trồng được cấp mã số.
Trước đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Ánh Dương Sao (TP Hồ Chí Minh) đã thu mua nhãn từ các vùng trồng gắn mã số tại các tỉnh phía nam để xuất đi Mỹ. Số lượng nhãn xuất khẩu đi Mỹ duy trì khá ổn định, với sản lượng khoảng 50 đến 100 tấn/tháng vận chuyển bằng đường biển. Bắt đầu từ mùa nhãn năm nay, doanh nghiệp sẽ thu mua nhãn lồng từ các tỉnh phía bắc để xuất khẩu thử nghiệm vào thị trường Mỹ.
Related news

Thời điểm này là lúc bà con nông dân phải xuống đồng để làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa đông xuân. Nhưng, nhiều cánh đồng vẫn còn lênh láng nước, chưa được đấu úng nên nhiều nguy cơ vụ đông xuân sẽ gieo cấy chậm trể.

Nấm rơm là loại nấm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nên ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất. Việc trồng nấm rơm trái vụ ngay trên đồng ruộng giúp tiết kiệm chi phí nhà xưởng, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất theo ý muốn của nông dân.

Từ nhiều năm nay người dân xã A Vao, huyện Đakarông (Quảng Trị) đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả trên một diện tích đất sản xuất. Trong đó, mô hình phát triển, trồng và khai thác cây bời lời đỏ được triển khai ban đầu đã cho hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc giảm nghèo bền vững.

Từ đó, anh mở rộng quy mô chăn nuôi với 3 khu chuồng trại gồm 3 trại nuôi gà, 1 trại nuôi heo, được đầu tư hiện đại, bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi 3 - 4 lứa gà, mỗi lứa 3.500 con. Ở trại heo luôn có 5 heo nái, trên 80 heo thịt.

Tại Quảng Nam, những giải pháp mạnh tay đã được đưa ra nhằm ngăn chặn việc phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm.