Sản Xuất Hàng Hóa Tập Trung Ở Phương Thiện
Thời gian qua, với việc thu hút một số gia đình cùng thực hiện các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung theo phương thức thu hồi tái đầu tư đang là hướng đi mới ở xã Phương Thiện (TPHG). Từ những hiệu quả bước đầu đã góp phần thay đổi từ nhận thức đến cách làm của người nông dân nơi đây.
Để tìm hiểu rõ hơn về cách làm mang tính “đột phá” của xã Phương Thiện, chúng tôi tìm đến thôn Châng, nơi được xã xác định quy hoạch xây dựng các mô hình phát triển sản xuất hàng hóa tập trung nhằm cung cấp ra thị trường sản lượng thực phẩm tương đối lớn và ổn định.
Tại đây, xã Phương Thiện hiện đang triển khai mô hình nuôi lợn hàng hóa quy mô 200 con, do gia đình anh Nguyễn Văn Sên đảm nhiệm. Từ cuối năm 2013, được hỗ trợ xi măng xây dựng chuồng trại và hỗ trợ 40% giá để mua lợn giống, đầu tư bể bioga. Đến đầu năm 2014, sau khi xuất bán hạch toán thấy có lãi, gia đình đã tiếp tục đăng ký vay theo hình thức thu hồi tái đầu tư.
Đồng thời, tiếp tục đầu tư vốn để xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và mở rộng quy mô. “Trước đây gia đình tôi nuôi nhiều lắm cũng chỉ hơn chục con lợn luân phiên giữa các lứa nên tính ra tiền lãi cũng chẳng được bao nhiêu. Nay được hỗ trợ thực hiện mô hình đã tạo ra động lực rất lớn cho gia đình phát triển kinh tế”, anh Sên tâm sự.
Được biết, Phương Thiện là xã nằm trong dự án vành đai thực phẩm hàng hóa của TPHG, do đó địa phương đã xác định chăn nuôi lợn tập trung là một trong những hướng đi chính. Nếu như trước đây, chăn nuôi lợn chỉ dừng lại ở hộ gia đình thì nay đã hình thành nên tổ HTX, tạo sự gắn kết trong quá trình sản xuất.
Đặc biệt, năm 2013, tổ HTX chăn nuôi tại nhà được thành lập ở thôn Tiến Thắng đã thu hút 14 hộ cùng nuôi 20 con lợn/hộ. Được hỗ trợ con giống, xi măng làm chuồng nên các hộ gia đình đều nhiệt tình tham gia và mang lại hiệu quả cao, góp phần đổi thay đáng kể mức sống của người dân.
Song song với đó, xã Phương Thiện còn coi trọng việc đa dạng hóa các mô hình kinh tế để tăng thu nhập cho người dân. Vào đầu tháng 9.2014, sau khi TPHG có chủ trương hỗ trợ gà giống DaBaCo để làm mô hình nhân rộng, xã Phương Thiện đã mạnh dạn triển khai thực hiện theo hình thức vay vốn để mua thức ăn và hoàn trả vốn sau khi xuất bán.
Hiện mô hình đang có 2.000 con gà, chuồng trại được xây dựng tương đối quy mô với khu chăn nuôi rộng 1.200m2 và hệ thống đèn chiếu sáng, đèn sưởi ấm khá hoàn chỉnh. Mô hình nuôi gà và nuôi lợn đã tập hợp được 3 gia đình cùng tham gia thực hiện.
Ngoài ra, dựa trên tình hình phát triển kinh tế ở các hộ gia đình, địa phương đã triển khai mô hình trồng nấm tập trung và lựa chọn loại cây này vào trồng vụ Đông để làm cơ sở nhân rộng cho bà con trong xã. Mô hình có quy mô 3.000 bịch, gồm các loại nấm sò, mộc nhĩ... với sự tham gia của 5 hộ gia đình, thực hiện theo cơ chế đầu tư có thu hồi để tái đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ xây dựng mô hình thuộc chương trình NTM năm 2014.
Theo chia sẻ của các hộ gia đình thì lâu nay, nấm là cây được nhiều gia đình trong thôn trồng và cho thu nhập khá. Mặc dù có kinh nghiệm nhiều năm nhưng do chưa có ai mạnh dạn đứng ra thành lập tổ sản xuất nên chưa thể phát triển thành hàng hóa. Với mô hình này đã bước đầu tạo sản phẩm tương đối lớn cung cấp ra thị trường. Vừa qua, đã có khoảng 500 bịch cho thu hoạch, trừ chi phí mỗi bịch lãi từ 10 – 15.000 đồng.
Đồng chí Vũ Trọng Oanh, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Thiện cho biết: “Tuy mới chỉ bước đầu triển khai thực hiện các mô hình nhưng đã thấy được chuyển biến khá rõ nét trong nhận thức của người dân về cách thức sản xuất hàng hóa tập trung. Nhất là đã tạo động lực cho các tổ hợp tác đi vào hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình triển khai, xã có phân công cụ thể cán bộ vừa theo dõi, vừa phụ trách đảm bảo thành công”.
Cùng với việc hình thành các mô hình sản xuất tập trung, thu hút các tổ, đội, nhóm sở thích tham gia, xã Phương Thiện cũng đặc biệt quan tâm đến liên kết 3 nhà (nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông) để tiêu thụ nông sản cho nhân dân. Những cách làm này đang là cơ sở vững chắc trong việc thúc đẩy kinh tế, góp phần nâng cao đời sống người dân và đưa chương trình xây dựng NTM của địa phương sớm về đích.
Related news
Theo bà con nông dân, dưa bị bệnh do dịch rầy nâu tấn công và nguồn nước tưới nhiễm mặn.
Theo báo cáo mới nhất của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Châu Thành (Đồng Tháp), hiện toàn huyện có trên 3.600ha nhãn. Trong đó, diện tích vườn nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng là trên 2.269ha, diện tích bị nhiễm nặng trên 70% là 1.028ha; tỉ lệ bị nhiễm từ 30 - 70% là 225ha; tỉ lệ bị nhiễm dưới 30% là 1.016,5ha.
Những ngày đầu tháng 7 khi lượng vải chính vụ ở các xã vùng thấp thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cơ bản đã hết thì tại xã vùng cao Tân Sơn lại tấp nập người mua, bán. Dọc hai bên đường của thị trấn Tân Sơn, mặc cho cái nắng hè oi bức, dòng người cùng những thùng, sọt chất đầy vải chín đổ về các điểm thu mua.
Nhờ khí hậu thuận lợi, mát mẻ, nông dân trên đỉnh Núi Cấm, huyện Tịnh Biên (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế này để cải tại vườn tạp, trồng xen canh trái cây các loại để có nguồn thu nhập quanh năm. Thời điểm này một số nông dân nơi đây đang vào mùa thu hoạch sầu riêng, bơ mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Theo UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai), toàn huyện hiện có 341 trang trại chăn nuôi. Trong đó, có 270 trang trại đang áp dụng quy trình chăn nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn sinh học và 4 trang trại được công nhận đạt chuẩn VietGAP, chiếm hơn 93% chăn nuôi trên địa bàn.