Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất cà phê theo hướng hiệu quả, bền vững

Sản xuất cà phê theo hướng hiệu quả, bền vững
Publish date: Saturday. April 11th, 2015

Do hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây, bà con nông dân đã chuyển đổi nhiều diện tích cây ngắn ngày sang trồng cà phê. Đến hết năm 2014, diện tích cà phê toàn tỉnh Sơn La có 11.296 ha, tăng gần 3.650 ha so với năm 2011, trong đó 8.026 ha đã cho sản phẩm.

Cà phê Sơn La là giống cà phê Arabica (cà phê chè), là loại cà phê có chất lượng tốt, được khách hàng ưa chuộng. Theo tổng hợp của ngành nông nghiệp thì sản lượng cà phê chè trong cả nước hiện nay chỉ đạt khoảng 5 - 10% tổng sản lượng cà phê, nên hằng năm không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống khuyến nông, bà con nông dân đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; vụ cà phê năm 2014, năng suất bình quân cà phê nhân đạt 15 tạ/ha, sản lượng 12.100 tấn cà phê nhân. Tuy nhiên, năng suất cà phê của tỉnh còn thấp hơn nhiều so với bình quân của cả nước, nguyên nhân do mức đầu tư còn hạn chế, trình độ canh tác chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và nhiều diện tích trồng ở độ dốc cao, tình trạng rét đậm, sương muối...

Ngoài ra, tình hình sâu bệnh cũng đang có những diễn biến bất lợi cho sản xuất cà phê, ngoài các bệnh sâu đục thân, rệp, ve sầu, thì một số địa phương xuất hiện loại bệnh mới gọi là chùn ngọn cà phê, hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ triệt để, đây là nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê của tỉnh.

Bên cạnh đó, việc thu mua, chế biến sản phẩm cà phê tuy được mở rộng với nhiều thành phần cùng tham gia; nhưng chưa có doanh nghiệp đủ năng lực đứng ra bao tiêu sản phẩm, chế biến, cũng như hỗ trợ kỹ thuật về giống, vật tư, phân bón, chăm sóc, thu hoạch cà phê cho nông dân, sản phẩm cà phê của Sơn La chủ yếu xuất thô.

Mặc dù là cây trồng chủ lực, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nông dân; nhưng việc sản xuất cà phê vẫn không tránh khỏi tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Đặc biệt, chất lượng cà phê Sơn La thuộc diện tốt nhất nước, nhưng đến nay tỉnh ta vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm cà phê Sơn La.

Mới đây, tại Hội thảo xây dựng thương hiệu cho cà phê Sơn La do sở Khoa học và Công nghệ tổ chức, với sự tham gia của một số đơn vị tư vấn và doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh, cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Sơn La.

Tuy nhiên, muốn xây dựng được thương hiệu thì phải bảo đảm chất lượng cà phê bền vững. Trong khi đó, tỉnh ta chưa có cơ quan quản lý về giống cà phê, chưa có đơn vị cung ứng giống, việc trồng cà phê đều do nông dân tự phát, mật độ cây không bảo đảm; chăm sóc, bón phân, tỉa cành chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; thu hoạch, chế biến còn manh mún, gây khó khăn cho công tác quản lý về chất lượng và không bảo đảm về môi trường.

Định hướng đến năm 2020, diện tích cà phê của tỉnh sẽ ổn định 12.600 ha, tập trung ở các huyện Thuận Châu, Thành phố, Mai Sơn và Sốp Cộp, sản lượng cà phê nhân đạt 24.000 tấn/năm. Nhằm từng bước khắc phục những bất cập trên và bảo đảm về chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, tỉnh ta đang tập trung thực hiện các giải pháp phát triển cà phê theo hướng bền vững.

Trong đó, đã thực hiện thí điểm mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ của Israel tại Chiềng Ban (Mai Sơn), Phổng Lái (Thuận Châu) và Chiềng Cọ (Thành phố). Đồng thời, triển khai cơ cấu lại tổ chức sản xuất, thu hút doanh nghiệp đủ năng lực bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ nông dân trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng giống và các kỹ thuật canh tác; xây dựng và phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết, giúp nhau cùng sản xuất.

Đẩy mạnh công tác tập huấn khuyến nông và các dịch vụ tư vấn, nâng cao cao trình độ canh tác, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trên cơ sở hai bên cùng có lợi thông qua việc chia sẻ bình đẳng lợi nhuận trong quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu; khuyến khích nông dân thực hiện các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, có như vậy mới bảo đảm được chất lượng cà phê một cách bền vững.


Related news

117 tấn phân bón ở Đăk Lăk bị giam kho xử phạt lấy được 117 tấn phân bón ở Đăk Lăk bị giam kho xử phạt lấy được

17 tấn phân bón vô cơ sản xuất trong nước và nhập khẩu tuy đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ vì thiếu “dấu hợp qui” trên bao bì mà đã bị cơ quan quản lý thị trường tỉnh này “giam kho” đến hơn 1 tháng và xử phạt rất nặng.

Friday. September 4th, 2015
Bỏ quy hoạch con tôm, con cá các bộ tranh cãi quyết liệt Bỏ quy hoạch con tôm, con cá các bộ tranh cãi quyết liệt

Các bộ lo lắng không có quy hoạch sản phẩm cụ thể thì sẽ không quản được, hậu quả nhãn tiền là nông dân trồng nhiều nông sản, đến lúc phải đổ bỏ...

Friday. September 4th, 2015
Chất cấm vì sao khó cấm? Chất cấm vì sao khó cấm?

Trước kia, thường người nuôi thủ công mới "chăm" lợn bằng chất cấm. Nhưng báo cáo mới đây của Thanh tra Bộ NN&PTNT cho thấy một số doanh nghiệp có "tên tuổi" trong ngành chăn nuôi cũng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Friday. September 4th, 2015
Xuất khẩu gạo mậu biên tại Myanmar vẫn diễn ra bất chấp lệnh cấm Xuất khẩu gạo mậu biên tại Myanmar vẫn diễn ra bất chấp lệnh cấm

Xuất khẩu gạo mậu biên từ Myanmar sang Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới phía bắc vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh cấm tạm thời xuất khẩu của Myanmar.

Friday. September 4th, 2015
Thái Lan dự định bán 732.806 tấn gạo lưu kho vào ngày 8/9 Thái Lan dự định bán 732.806 tấn gạo lưu kho vào ngày 8/9

Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch bán 732.806 tấn gạo lưu kho vào ngày 8/9/2015, Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Thương mại Thái Lan cho biết.

Friday. September 4th, 2015