Sắn Mất Mùa, Rớt Giá

Bên cạnh nỗi lo bị mất giá, năm nay, người trồng mì ở Phù Cát còn thêm nỗi lo mất mùa do nắng hạn kéo dài, cây mì phát triển kém, năng suất thấp.
Thời điểm hiện nay, nông dân trên địa bàn Bình Định đang vào chính vụ thu hoạch mì (sắn). Tuy nhiên, năm nay do thời tiết nắng hạn kéo dài làm cho năng suất mì giảm mạnh, kéo theo đó là giá mì tươi giảm, làm cho bà con kém vui.
Ông Nguyễn Văn Út, nông dân ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), canh tác 5 sào mì, ngao ngán: Vụ mì năm ngoái, giá mì tươi tăng liên tục, vào chính vụ thương lái mua tại ruộng lên đến 1.800đ/kg, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng mua ngay đến đó. Còn vụ này, giá mì tươi giảm mạnh, đầu vụ giá từ 1.400 - 1.500đ/kg, còn bây giờ rớt xuống 1.200 - 1.300đ/kg. Với mức giá này, nông dân trồng mì chỉ từ huề vốn đến thua lỗ chứ không có lãi.
Bên cạnh nỗi lo bị mất giá, năm nay, người trồng mì ở Phù Cát còn thêm nỗi lo mất mùa do nắng hạn kéo dài, cây mì phát triển kém, năng suất thấp.
Ông Nguyễn Văn Hùng, cũng ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp rầu rĩ: Năm nay gia đình tôi trồng 10 sào mì, do khô hạn kéo dài nên nhiều diện tích mì bị chết, số còn lại thì năng suất rất thấp. Hiện tôi đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích nhưng chỉ đạt có 4 tấn mì, bán cho thương lái chỉ được 5 triệu đồng, giảm hơn một nửa so với các vụ trước. Mì vừa mất mùa, mất giá nên vụ mì này coi như bị thất thu.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/san-mat-mua-rot-gia-post135337.html
Related news

Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành, người nuôi cá ở ĐBSCL kéo dài lo lắng vì tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nên, việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu đã “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL, đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có 2.250 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó tôm sú là 1.700 cơ sở và tôm chân trắng và 550 cơ sở (chưa kể các cơ sở ương dưỡng tôm giống). Sản lượng giống sản xuất ước đạt 62 tỷ con giống, đạt 47,7% kế hoạch năm (trong đó tôm chân trắng 45 tỷ, tôm sú 17 tỷ con).

Để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, mở rộng ngư trường, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo hiểm cho tàu thuyền và thuyền viên là vấn đề cần được quan tâm.