7 bài học của Ngã Bảy
Ông Nguyễn Đăng Hải (ảnh), Phó Chủ tịch UBND TX Ngã Bảy, Phó BCĐ xây dựng NTM TX Ngã Bảy cho biết kinh nghiệm cũng như bài học rút ra từ những thành quả mà TX đạt được trong quá trình xây dựng NTM.
Sau 5 năm xây dựng NTM, đến nay TX Ngã Bảy đã có 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM là Đại Thành, Tân Thành và mới đây là Hiệp Lợi. Để đạt được kết quả này, vấn đề cốt lõi mà địa phương đề ra là gì, thưa ông?
Xây dựng NTM là Chương trình MTQG, các ngành, các cấp phải triển khai thực hiện. Với 19 tiêu chí được đặt ra, từng tiêu chí đều hướng đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân vùng nông thôn, thông qua các tiêu chuẩn về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế, việc làm, môi trường, an ninh trật tự…
Việc xây dựng kế hoạch, lộ trình xây dựng NTM trên địa bàn TX là điều cần thiết để cải thiện môi trường sống và chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa đô thị và nông thôn, đặc biệt nâng cao nhận thức của người dân trong sinh hoạt cũng như trong SX.
Nguồn vốn đầu tư cho các xã NTM là rất lớn; do đó cần phải lồng ghép nhiều chương trình, mục tiêu khác vào địa bàn xã để hoàn thành các tiêu chí như: chiến dịch giao thông, thủy lợi và trồng cây hằng năm, chương trình quốc gia về y tế, giáo dục, điện, môi trường… Qua đó nhân dân đã thấy rõ được vai trò của mình vừa là chủ thể, vừa là người thụ hưởng nên đồng tình hưởng ứng, góp phần xây dựng thành công 3 xã NTM.
Trong quá trình thực hiện, TX Ngã Bảy đã có những chính sách gì để nâng cao đời sống của người dân?
Mục tiêu của xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Muốn vậy SX phải phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Hình thành vùng SX tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, xây dựng mô hình điểm chỉ đạo và nhân rộng…
Đối với xã Đại Thành và Tân Thành với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp với cây cam sành, TX đã tập trung khép kín đê bao đảm bảo chủ động nguồn nước, tập huấn kỹ thuật canh tác và phòng trừ dịch bệnh, đặc biệt TX đăng ký nhãn hiệu hàng hóa “Cam sành Ngã Bảy” được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ chứng nhận.
Hoàn thiện hệ thống giao thông để thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu và nông sản của người dân. Đối với xã Hiệp Lợi sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại tập trung, nhân rộng các mô hình hiệu quả hiện nay là nuôi trăn và gà công nghiệp.
TX Ngã Bảy được xem là lá cờ đầu trong xây dựng NTM, ông có thể chia sẻ đôi chút về kinh nghiệm cũng như bài học rút ra trong quá trình thực hiện?
Qua kết quả hoàn thành xây dựng NTM, TX rút ra được 7 bài học kinh nghiệm, cụ thể:
1. Biết kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TX Ngã Bảy, có được nhiều bài học kinh nghiệm thành công từ các chương trình mục tiêu, các phong trào quần chúng trước đây để vận dụng sáng tạo vào xây dựng NTM.
2. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
3. Thực hiện nghiêm túc các văn bản của Chính phủ, Bộ, các sở, ngành tỉnh, từ đó phân công cán bộ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm từng cấp, từng tổ chức để không đùn đẩy trách nhiệm, tạo khối đoàn kết thống nhất chung sức xây dựng NTM.
5. Đa dạng hóa việc huy động các nguồn vốn, không trông chờ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước mà tập trung huy động từ những nguồn vốn khác để thực hiện các tiêu chí, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đến công tác phát triển SX, nâng cao thu nhập, từ đó khơi dậy được tinh thần tự lực tự cường và đã phát huy tốt vai trò chủ thể của dân.
6. Coi trọng công tác cán bộ, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức về NTM, nhất là cán bộ ở xã, ấp.
7. Thường xuyên tổ chức phát động phong trào thi đua, trong đó lồng ghép với việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM, kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo.
Theo ông, thời gian tới TX cần phải làm gì để phát huy kết quả đạt được?
Đạt chuẩn NTM, đây chưa phải là điểm dừng trong chỉ đạo ở địa phương, vì mục tiêu của chúng ta là ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, muốn vậy TX tiếp tục nâng chất các tiêu chí đã đạt, tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho nông thôn song song với việc sử dụng hiệu quả hạ tầng đã đầu tư, tiếp tục vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Xin cảm ơn ông!
Related news
Bón vôi cho đất để hạn chế vi sinh vật trong đất; chỉ sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục; thu hoạch sản phẩm không để trực tiếp xuống đất và sàn nhà; nơi tập trung, sơ chế rau phải được cách ly với các động vật; nước rửa rau phải là nước sinh hoạt, phải thay nước thường xuyên để tránh nhiễm bẩn cho rau.
Thời gian qua nhiều tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam đã đầu tư rất lớn vào thị trường chăn nuôi bò sữa khiến cho thị trường sữa trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Hiện nay, người nuôi cá lóc tại các xã Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Hiệp, An Hòa, huyện Tam Nông đang rất phấn khởi vì giá cá thương phẩm đang ở mức cao. Cụ thể, cá loại 200g/con trở lên giá từ 35 ngàn đồng/kg, loại 2 con/kg giá 38 - 40 ngàn đồng/kg, tăng 3-5 ngàn đồng/kg so với một tháng trước.
3 năm qua, huyện vận động thành lập mới 10 HTX, đồng thời giải thể 4 HTX. Đến nay, toàn huyện có 26 HTX (20 HTX dịch vụ nông nghiệp, 3 HTX phi nông nghiệp, 3 quỹ tín dụng nhân dân) và 244 THT. Điểm nổi bật của những HTX nông nghiệp là đầu tư các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên, đồng thời bước đầu tổ chức cho nông dân tiến đến sản xuất nông sản theo hướng GAP.
Mặc dù chỉ hơn 1 năm tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), nhưng bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Tân Bình (huyện Thanh Bình). ACP đã có những tác động rõ nét trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.