Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Nguyên Đạt 7.778 Tấn

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 4.881ha, bao gồm diện tích ao gia đình, hồ chứa nhỏ, 1.500 ha hồ Núi Cốc, diện tích ruộng trũng.
Trong năm, toàn tỉnh đã sản xuất được 500 triệu con cá giống; 50 triệu con cá bột, trong đó cá rô phi đơn tính là 7 triệu con. Nguồn giống thủy sản được sản xuất tại 2 trại thuộc Trung tâm Thủy sản và Xí nghiệp Thủy sản Hồ Núi Cốc, Trung tâm thủy sản Trường Đại học Nông lâm và các cơ sở, hộ gia đình sản xuất và dịch vụ giống thủy sản. Nguồn giống này đã đáp ứng khoảng 85% nhu cầu cá giống trên địa bàn tỉnh. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi bán thâm canh với các giống như cá rô phi, cá chim trắng, cá trôi Trường Giang, cá trắm đen.
Năm 2014, sản lượng nuôi trồng thủy sản là 7.778 tấn, đạt 103,7% kế hoạch, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng là 7.620 tấn, khai thác 158 tấn. Song song với đó, các mô hình trình diễn khuyến ngư như mô hình nuôi cá Diêu hồng trong lồng; mô hình nuôi cá thâm canh trong ao sử dụng chế phẩm sinh học; mô hình nuôi cá ở hồ chứa nhỏ và Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng được triển khai.
Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…
Related news

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, tỉnh Bình Định đã quyết định loại 4 tàu cá của ông La Tình, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn ra khỏi mô hình khai thác, thu mua xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) theo chuỗi, đồng thời thu hồi 4 bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã lắp đặt trên 4 tàu cá của ngư dân này.

Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.

Dựa vào tán rừng, anh Đỗ Văn Tài (xã An Cư, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác lợi thế để phát triển chăn nuôi nai theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đây được xem là cách làm giúp các chủ rừng nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Đồng Tháp Mười có hệ thống rừng tràm phong phú, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong, nên việc nuôi ong của người dân giảm được chi phí thức ăn. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Công Sính đã thành lập mô hình nuôi ong lấy mật và hỗ trợ vốn cho nhiều hội viên tham gia nuôi ong, giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống và làm giàu.